Nghị định 67 về chính sách phát triển thủy sản: Đã “rót” cho ngư dân hàng chục ngàn tỷ đồng

Lâm Anh Thứ hai, ngày 25/08/2014 05:07 AM (GMT+7)
Nghị định 67/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản sẽ chính thức có hiệu lực từ hôm nay (25.8). Trước đó, hàng chục ngân hàng đã giải ngân nguồn vốn ưu đãi với số lượng lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng...
Bình luận 0

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình khẳng định sẽ đảm bảo ngư dân tiếp cận vốn dễ dàng. Theo NHNN, Nghị định 67 quy định chủ tàu đóng mới hay nâng cấp tàu được vay ngân hàng tới 70-95% tổng giá trị đầu tư, thời hạn cho vay kéo dài trong 11 năm nhưng khách hàng vay vốn chỉ phải trả lãi suất 1-3%/năm, phần còn lại do Ngân sách Nhà nước cấp bù. Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ mua bảo hiểm cho thân tàu và thuyền viên với thủ tục nhanh gọn nhất cũng sẽ giúp ngư dân an tâm bám biển hơn.

Bám sát chính sách đó, các ngân hàng đã vào cuộc, như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), ngoài gói tín dụng 3.000 tỷ đồng thực hiện theo Nghị định 67, ngân hàng sẽ triển khai các gói hỗ trợ khác để phát triển thuỷ sản như: 2.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn với các doanh nghiệp đóng tàu; 5.000 tỷ đồng cho vay theo hình thức BT, cho vay ứng trước đối với chương trình phát triển thuỷ sản do vốn Nhà nước bố trí...

Để tạo thuận lợi cho các ngân hàng thương mại thực hiện cho vay đóng mới, nâng cấp tàu theo Nghị định 67, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 114 hướng dẫn cấp bù lãi suất, áp dụng từ ngày 25.8. Bộ Tài chính cũng ban hành Thông tư 115 có hiệu lực từ ngày 25.8 về một số chính sách bảo hiểm dành cho các doanh nghiệp bảo hiểm thủy sản, trong đó hỗ trợ 100% kinh phí mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên, hỗ trợ 70% kinh phí mua bảo hiểm đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 90CV đến dưới 400 CV; 90% kinh phí mua bảo hiểm đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400 CV trở lên.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem