Ngỡ ngàng với những sáng chế độc đáo bảo vệ rừng của học sinh cấp 1

Thuỳ Anh Chủ nhật, ngày 04/11/2018 13:08 PM (GMT+7)
Chế tạo mô hình máy bay điều khiển từ xa gắn camera để theo dõi các hoạt động chặt phá rừng hay sáng tạo xe thu thập lá khô để cung cấp nguyên liệu sản xuất giấy... là một trong rất nhiều ý tưởng sáng tạo để bảo vệ rừng gây ngỡ ngàng của học sinh Trường Tiểu học Ban Mai (Hà Đông, Hà Nội).
Bình luận 0

Mới đây, gần 100 học sinh của Trường Tiểu học Ban Mai đã đưa ra những sáng tạo gây kinh ngạc về các phương pháp bảo vệ rừng.

Trước đó, các em được tương tác và tiếp xúc với bạn bè tại các đầu cầu quốc tế trong cùng múi giờ với Việt Nam như: Singapore, Trung Quốc, Ấn Độ, Australia… để chia sẻ ý tưởng sáng tạo về chủ đề “Deforestation” (phá rừng), cùng đưa ra các sáng kiến khoa học, góp phần hạn chế nạn phá rừng đang ảnh hưởng nghiêm trọng trên toàn cầu.

Những ý tưởng của các em đã gây khâm phục cho người lớn vì sự sáng tạo độc đáo, bất ngờ.

Cùng ngắm nhìn các ý tưởng thú vị được học sinh nhí thể hiện:

 img

Nhóm 1: Chế tạo mô hình máy bay điều kiển từ xa gắn camera để theo dõi các hoạt động chặt phá rừng. Máy bay này chạy bằng năng lượng mặt trời, có khả năng tự tìm chỗ đỗ, sử dụng camera hồng ngoại, có vỏ ngoài chống đạn, trang bị chức năng giảm thanh để tránh bị phát hiện. Sản phẩm sử dụng chất liệu Metallic microlattice – một chất liệu nhẹ hơn sắt nhưng bền hơn sắt gấp 20 lần để làm vỏ máy bay.

img

Nhóm 2: Thiết kế mô hình nguyên nhân và hậu quả của nạn chặt phá rừng. Sản phẩm này để tuyên truyền tác hại của vấn đề chặt phá rừng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con người, từ đó, xây dựng ý tưởng tạo ra chiếc máy trồng cây rừng tự động. Chiếc máy này có khả năng gieo hạt, bón phân và tưới nước tự động, được điều khiển từ xa, chạy bằng pin năng lượng mặt trời.

img

Nhóm 3: Xây dựng mô hình trạm cứu hộ lưu động dành cho động vật tại các khu vực có nguy cơ xảy ra nạn chặt phá rừng. Trạm này sẽ giúp khắc phục và giảm thiểu những thiệt hại từ việc hủy hoại môi trường sống của động thực vật do nạn chặt phá rừng gây ra.

img

Nhóm 4: Thiết kế mô hình khoanh vùng rừng theo mục đích sử dụng. Mô hình này giúp mọi người có thể phân biệt được các vùng rừng với mục đích sử dụng khác nhau, tránh chặt phá rừng bừa bãi, tuyên truyền ý thức bảo vệ rừng, tăng diện tích rừng sản xuất phủ xanh đất trống đồi trọc.

img

Nhóm 5: Thiết kế mô hình cảm biến âm để phân biệt được âm thành từ hoạt động của con người hay thú vật ở trong rừng, giúp gửi tín hiệu đến Trạm kiểm lâm, đưa ra những cách xử lý kịp thời để bảo vệ rừng.

img

Nhóm 6: Sáng tạo xe thu thập lá và cành cây khô để cung cấp nguyên liệu sản xuất giấy nhằm giảm việc khai thác, phá hoại rừng.

Thầy Đặng Xuân Chất – giáo viên hướng dẫn chia sẻ: “Chương trình Designathon 2018 không chỉ chắp cánh cho những ước mơ của học sinh về những cánh rừng phủ xanh cả thế giới, mà thông qua các mô hình nghiên cứu của các con góp phần đưa những kiến thực thực tế trở thành giá trị cuộc sống mang lại hạnh phúc cho mọi người...”.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem