Trong hầu hết các trường hợp, ngón tay và ngón chân lạnh thường do thời tiết lạnh hay huyết áp thấp.
Nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên kèm theo một số biểu hiện như chuyển màu, tay tê buốt dù nhiệt độ chỉ giảm xuống vài độ thì bạn cần phải chú ý. Đó có thể là biểu hiện của bệnh Raynaud.
Hiện tượng Raynaud là một vấn đề về lưu thông máu. Cơ thể không vận chuyển đủ máu, hạn chế ôxy cung cấp đến các ngón tay và ngón chân của bạn.
Mức độ nghiêm trọng và tần suất của các cơn co thắt là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến các triệu chứng, thay đổi từ người này sang người khác.
Tuy nhiên thông thường, các ngón tay, ngón chân sẽ chuyển sang màu trắng do thiếu lưu lượng máu, sau đó chuyển sang màu xanh do thiếu ôxy và khi dòng máu quay trở lại, chúng sẽ đỏ hồng trở lại. Cảm giác tê nhói cũng có thể đi kèm theo quá trình này.
Thể Raynaud tiên phát ít có những biến chứng trầm trọng, ngược lại, ở thể thứ phát, chúng có thể gây ảnh hưởng tới các mô và gây hoại tử.
Những ai có khả năng ảnh hưởng bởi chứngcRaynaud?
Những người sống ở vùng khí hậu lạnh hơn dễ bị mắchiện tượng Raynaud hơn những ngườisống ở nơi có khí hậu ấm áp. Bệnh gặp nhiều ở nữ, tuổi hay gặp từ 15 - 40 tuổi.
Chưa có nguyên nhân chính xác của hiện tượng Raynaud, mặc dù có một vài giả thuyết rằng đã được đề xuất. Bệnh thường được khởi phát sau phơi nhiễm lạnh hoặc stress tâm lý.
Raynaud nguyên phát vô căn. Raynaud thứ phát có thể là triệu chứng của những bệnh khác như lupus, xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp, hay xơ vữa mạch. Việc dùng thuốc hoặc những dụng cụ gây rung trong vài năm, hút thuốc hay bị tê cóng có thể dẫn đến Raynaud.
Những yếu tố nhất định như stress hay thuốc có thể là nguyên nhân gây bệnh nhưng phổ biến hơn là do phơi nhiễm với nhiệt độ lạnh. Thời tiết lạnh làm cơ thể co mạch máu nhỏ đến da và giãn các mạch máu trung tâm để giữ ấm cơ thể. Với Raynaud, cơ thể phản ứng quá mức cần thiết và chống lại dòng máu qua mạch nhỏ đến da.
Các phương pháp điều trị
Hiện tượng Raynaud không phải là một căn bệnh trầm trọng; nó chỉ khiến bạn bất tiện hơn trong cuộc sống. Bạn có thể chủ động kiểm soát bệnh này bằng cách chuyển đến nơi có khí hậu ấm áp hơn đối với bệnh nhân mới mắc.
Những người không đủ điều kiện để chuyển đến sinh sống ở vùng ấm áp hơn có thể có biện pháp ngăn chặn khác như mặc ấm khi đi ra ngoài, đeo găng tay và đi tất khi trời lạnh, hạn chế tiếp xúc với hơi lạnh từ ngăn đá tủ lạnh. Cần tránh những biến động về tình cảm và căng thẳng.
(Theo Alobacsi)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.