Người Bru - Vân Kiều
-
Nhiều nông dân Bru – Vân Kiều sinh sống ở xã miền núi Trường Sơn (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) đã hiến gần 1.500 m2 đất để làm đường nông thôn mới.
-
Người Bru– Vân Kiều ở một xã của Quảng Bình có lễ hội gì được công nhận di sản phi vật thể quốc gia?
Lễ hội Trỉa lúa của bà con Bru - Vân Kiều sống ở xã Trường Sơn (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) diễn ra từ ngày 11 - 14/7 âm lịch hằng năm. Lễ hội này rất quan trọng với bà con nơi đây, qua đó, thỉnh cầu thần linh cho mùa màng tốt tươi, chim, chuột không phá hoại cây lúa, cây ngô của dân làng. -
“...Riêng tôi vẫn cẩn thận lưu giữ lại tấm lưới bắt thú rừng do chính tay tôi tự tay đi chặt cây Kdol trong rừng sâu về tách sợi rồi đan gần 10 ngày mới xong...", ông Hùng, bản Pa Nho (nay là Khóm 6), thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, cho biết.
-
Lễ hội mừng cơm mới của người Bru - Vân Kiều ở xã Ngân Thuỷ (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) vừa được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
-
Hơn 1.000 thanh niên ở Quảng Bình đã lên đường nhập ngũ, trong đó, nhiều tân binh có trình độ đại học, cao đẳng và hàng chục tân binh là người dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Bru - Vân Kiều.
-
Không chỉ miệt mài sưu tầm những bài hát, điệu nhạc, sưu tầm và chế tác những nhạc cụ truyền thống của người Vân Kiều nơi đỉnh Trường Sơn, Nghệ nhân Hồ Văn Pờng còn là người mang văn hóa của dân tộc mình đến với nhiều vùng miền trong và ngoài nước.
-
Nhiều năm nay, các bà, các mế người Vân Kiều ở thôn Tà Lang, xã Hải Phúc, huyện Đăkrông (Quảng Trị) sau giờ lên nương về không còn chỉ biết lúi húi trong nhà nữa. Họ cùng nhau sinh hoạt, giao lưu và tương trợ lẫn nhau trong mái nhà chung là Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau.
-
Hoa tai là nữ trang phổ biến của các chị em phụ nữ ở các dân tộc khác nhau. Nhưng đối với phụ nữ H’mông, hoa tai không đơn giản chỉ là phụ kiện làm đẹp mà ấn chứa bên trong nó là những giá trị văn hóa thể hiện phong tục, bản sắc tộc người.