Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Sau Nobel Văn học 2024, nhà văn Han Kang được gọi là hiện tượng ở Hàn Quốc. Bà lập kỷ lục với hơn một triệu cuốn sách được bán ra chỉ trong khoảng một tuần.
Tuy nhiên, từ hiện tượng được tôn sùng, nữ tác giả bất ngờ bị quay lưng. Trong một tuyên bố được đưa ra hôm 22/10, Liên đoàn các Hiệp hội Phụ huynh Hàn Quốc khẳng định cuốn sách The Vegetarian (Người ăn chay) của Han Kang có nội dung cực đoan và bạo lực, không phù hợp để đặt trong các thư viện trường học.
Hơn 10.000 người đã ký vào văn bản yêu cầu dán nhãn "độc hại" cho tác phẩm nổi tiếng của Han Kang. Họ chỉ ra chi tiết anh rể và em vợ phát sinh quan hệ không phù hợp với trẻ vị thành niên.
Trên diễn đàn trực tuyến, một phụ huynh Hàn Quốc lên tiếng: “Tại sao con chúng ta có thể đọc một cuốn sách có nội dung khiêu dâm như vậy?”. Người này tuyên bố khiếu nại lên nhà trường, phản đối việc đưa sách của Han Kang vào danh sách đọc bắt buộc trong trường học.
Khi Người ăn chay vừa ra mắt, nhiều nhà xuất bản tại Anh và Mỹ từ chối phân phối tác phẩm này. Nguyên nhân được đưa ra là các tình tiết quá nặng nề và khó đọc.
Tiểu thuyết Người ăn chay kể câu chuyện của Yeong-hye - bà nội trợ có những cơn ác mộng liên quan đến máu, bạo lực và chết chóc. Sau giấc mơ, cô ngừng ăn thịt, những mối quan hệ trong gia đình trở nên xáo trộn.
Nghe quyết định ăn chay của Yeong-hye, người cha thẳng tay tát cô đến chảy máu miệng. Ông ra lệnh mọi người giữ chặt cô để nhét bằng được miếng thịt vào miệng con gái.
Han Kang lấy những khao khát, khổ đau của nhân vật để phản ánh cuộc sống gia đình và xã hội Hàn Quốc, hay sự cam chịu của người phụ nữ trong gia đình.
Tiến sĩ ngữ văn Hà Thanh Vân khẳng định các tác phẩm của Han Kang thường nặng nề, ám ảnh và tối tăm vì chủ yếu nói đến bệnh tâm thần, bạo lực và chấn thương. Sự khám phá không khoan nhượng về các chủ đề này làm cho văn chương của bà có màu sắc độc đáo, mạnh mẽ, nhưng không dễ đọc.
"Han Kang nổi tiếng với việc thử nghiệm hình thức và cấu trúc. Cách viết có chủ ý tiết chế và tách biệt để phản ánh trạng thái cảm xúc của các nhân vật. Điều này có thể tạo cảm giác xa lạ với độc giả. Han Kang cũng sử dụng các câu chuyện phân mảnh rời rạc và phi tuyến tính không theo trình tự thời gian, cùng với việc dựa vào những ám dụ, khiến cho văn chương của bà đòi hỏi sự chú ý và suy ngẫm cẩn thận qua từng câu chữ", TS Hà Thanh Vân nhận định.
Ở Hàn Quốc, Han Kang cũng không phải tác giả đại chúng. Bà chỉ thực sự gây sốt sau giải Nobel Văn học 2024, khiến dân Hàn đổ xô đi mua sách và rồi nhanh chóng "vỡ mộng" vì những trang viết sắc lạnh.
"Theo cảm quan cá nhân, Người ăn chay có lẽ không phù hợp với người dưới 16 tuổi vì có những đoạn nhạy cảm về tình dục. Những chỉ trích của phụ huynh Hàn Quốc có lý. Tác phẩm của Han Kang bị phản đối là điều dễ hiểu, đặc biệt là với thế hệ phụ huynh trung niên, vốn không quen thuộc với tư tưởng văn chương như vậy", TS Hà Thanh Vân nói.
Các tiểu thuyết của Han Kang mô tả sinh động những vết thương trong lịch sử hiện đại Hàn Quốc . Human acts (Bản chất của người) nói về phong trào Dân chủ và cuộc thảm sát ở Gwangju, We do not part (Không từ biệt) kể lại vụ thảm sát năm 1947 ở Jeju.
Nhiều người dân Hàn Quốc không muốn xoáy sâu vào những nỗi đau này. Đó cũng là nguyên nhân mà tác phẩm của Han Kang bị phản đối.
Dẫu vậy, các tác phẩm của nữ nhà văn vừa giành giải Nobel Văn học vẫn chiếm cảm tình của độc giả trẻ.
Khảo sát của Gallup Korea cho thấy 25,5% người được hỏi trong độ tuổi 18-29 đã đọc tiểu thuyết của Han Kang trước khi bà đoạt giải Nobel Văn học. Đây là tỷ lệ cao nhất so với các nhóm tuổi khác. Thế hệ trẻ có nhiều đồng cảm với tác phẩm của Han Kang.
Văn chương của bà cũng được đánh giá hợp gu của giải Nobel khi tập trung vào hai chủ đề là sự chấn thương tinh thần và thể xác của con người, cùng với những khoảnh khắc đen tối của lịch sử.
Độc giả xếp hàng trước cửa hàng sách của Han Kang.
Han Kang tiếp cận hai chủ đề này với sự đồng cảm và độ chính xác, lên tiếng cho các nạn nhân của lịch sử và phơi bày nỗi đau dai dẳng của những chấn thương tập thể.
"Khả năng truyền đạt những cảm xúc phức tạp qua hình ảnh sống động và tiết chế là một trong những đặc điểm nổi bật của văn chương Han Kang và khiến cho độc giả thích thú. Tính triết lý cao cũng là một điều làm cho khán giả yêu thích tác phẩm của Han Kang", TS Hà Thanh Vân nhận định.
Tiểu thuyết Người ăn chay không thiếu những câu văn triết lý gây ám ảnh như: "Tại sao chết lại là điều tồi tệ đến vậy?”, “Lương tâm là thứ đáng sợ nhất trên thế gian này", "Cô ấy là một người phụ nữ tốt, anh nghĩ. Kiểu phụ nữ mà lòng tốt của họ thật áp bức"...
Vấn đề chấn thương tâm lý của con người đang được cả xã hội quan tâm, nên độc giả dễ thấy cảm thông khi đọc tác phẩm của Han Kang.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.