Người làm giá đỗ gia truyền chỉ cách nhận biết giá đỗ ngâm hóa chất

Nguyễn Chương - Bảo Linh Thứ ba, ngày 15/08/2017 10:44 AM (GMT+7)
Để giúp các bà nội trợ tránh mua nhầm phải giá đỗ ngâm hóa chất, anh Nguyễn Văn Quang – người làm giá đỗ sạch gia truyền, chủ cơ sở Giá đỗ sạch Quang Hài chia sẻ cách phân biệt giá sạch và giá ngâm hóa chất.
Bình luận 0

Nhận biết bằng mắt thường:

- Giá đỗ sạch có rất nhiều rễ, rễ dài gần bằng ½ thân cây giá; giá đỗ ngâm hóa chất rễ cụt, ngắn.

- Giá ngâm hóa chất có thân thẳng,  to và cứng hơn so với giá sạch.

- Vì có một lượng đạm nên giá ngâm hóa chất bị tiêu mũ, còn giá sạch có đầu mũ to.

- Màu sắc của giá đỗ ngâm hóa chất có màu trắng sứ còn giá đỗ sạch có màu trắng pha ánh hồng vàng.

- Khi luộc lên, giá ngâm hóa chất sẽ có màu trắng trong như sợi miến, còn giá đỗ sạch sẽ có màu vàng vàng.

Nhận biết bằng vị giác 

- Khi cây giá chưa được sơ chế, giá sạch sẽ có vị khé (đó chính là vị ngọt sau khi chế biến) còn giá ngâm hóa chất có không có vị.

- Khi chế biến: vị của giá sạch sẽ ngọt, còn giá ngâm hóa chất có vị nhạt, xào ra nhiều nước, nhũn.

Bảo quản giá

Giá ngâm hóa chất không có rễ nên giá không bị khô quắt, màu trắng, nhiệt độ, nắng nóng vẫn chịu được, còn giá sạch có nhiều rễ, rễ mỏng nên chỉ cần ra ngoài gió là rất nhanh bị khô quắt lại, bị thâm, vì vậy, mẫu mã sẽ không đẹp.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem