Người phụ nữ đứng đầu một gia tộc, khiến huyền thoại Thanh Nga cũng một phép nghe theo là ai?

Chủ nhật, ngày 07/04/2024 11:31 AM (GMT+7)
Nghệ sĩ Hữu Châu từng tâm sự rằng, huyền thoại sân khấu Thanh Nga khi ấy nổi danh là vậy cũng phải một phép nghe theo bà bầu Thơ.
Bình luận 0
Người phụ nữ đứng đầu một gia tộc, khiến huyền thoại Thanh Nga cũng một phép nghe theo là ai?- Ảnh 1.

Nghệ sĩ Thanh Nga (phải) và bà bầu Thơ

Thanh Minh – Thanh Nga là một trong những gia tộc cải lương lớn mạnh và hưng thịnh nhất Việt Nam, được đông đảo khán giả biết đến, đồng thời có nhiều đóng góp to lớn với nền nghệ thuật cải lương dân tộc.

Trong gia tộc này có sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ danh tiếng như NSƯT Bảo Quốc, NSƯT Hữu Châu, nghệ sĩ Hữu Lộc và đặc biệt là "Nữ hoàng sân khấu" Thanh Nga – một huyền thoại cải lương.

Người phụ nữ đứng đầu một gia tộc, khiến huyền thoại Thanh Nga cũng một phép nghe theo là ai?- Ảnh 2.

Gia tộc cải lương Thanh Minh - Thanh Nga

Ngoài ra, đương thời đoàn Thanh Minh – Thanh Nga còn là cái nôi ươm mầm nhiều tài năng rực rỡ cho thế hệ vàng cải lương như NSND Ngọc Giàu, nghệ sĩ Phượng Liên, nghệ sĩ Hồng Nga… Nhiều nghệ sĩ lớn thuộc hàng gạo cội cũng từng hoạt động trong đoàn cải lương này như NSND Út Trà Ôn, NSND Phùng Há, nghệ sĩ Thành Được, nghệ sĩ Út Bạch Lan…

Đứng sau thành công rực rỡ của đoàn Thanh Minh – Thanh Nga là bà bầu Thơ, người phụ nữ tần tảo đã một tay gây dựng gia tộc.

Một tay gây dựng đoàn Thanh Minh – Thanh Nga

Tiền thân của đoàn cải lương Thanh Minh – Thanh Nga là gánh hát Hậu Tấn – Năm Nghĩa, do thầy giáo Năm Nghĩa lập nên. Ông Năm Nghĩa chính là người có công phát triển bàiDạ cổ hoài langcủa nhạc sĩ Cao Văn Lầu lên nhịp 8, tiền đề để câu vọng cổ phát triển lên nhịp 32, 64 như bây giờ. Nhưng vì biến cố nên gánh hát này sớm tan rã.

Tới năm 1949, ông Năm Nghĩa gá nghĩa với bà Nguyễn Thị Thơ (tức bà bầu Thơ sau này). Ban đầu, vì ngỏ ý không được, ông Năm Nghĩa bèn soạn bài vọng cổ Điên đảo vì tìnhvà nhờ đài phát thanh thâu. Bà bầu Thơ nghe được, cảm động, mới bằng lòng cưới ông. Trước khi về chung một nhà, bà bầu Thơ đã có 1 đời chồng và 4 người con (trong đó có Thanh Nga).

Về chung sống với ông Năm Nghĩa, bà bầu Thơ sinh con trai là Bảo Quốc tại Tây Ninh. Ngay sau đó, hai vợ chồng dẫn nhau lên Sài Gòn lập nghiệp. Họ đều là người đam mê cải lương, vọng cổ, yêu các tuồng tích cổ và bản thân ông Năm Nghĩa còn biết soạn tuồng.

Thương chồng có tài mà chưa được dụng võ, bà bầu Thơ dốc hết vốn liếng, tiền bạc để thành lập gánh hát Thanh Minh. Trong thời gian này, bà liên tục chỉ dạy con gái Thanh Nga về cải lương, tìm người về dạy ca hát, diễn xuất.

Thanh Nga sinh thời có cả thanh lẫn sắc, nên mới 16 tuổi đã được giải Thanh Tâm. Bà bầu Thơ thấy vậy liền đổi tên thành Đoàn cải lương Thanh Minh - Thanh Nga.

Nhờ tài quản lý, thao lược của mình, bà bầu Thơ gây dựng đoàn Thanh Minh – Thanh Nga ngày một lớn mạnh, quy tụ những giọng ca nổi danh nhất lúc bấy giờ như Phùng Há, Út Trà Ôn, Thành Được, Việt Hùng, Hữu Phước, Út Bạch Lan, Ngọc Giàu, Mộng Tuyền...

Đoàn biểu diễn nhiều tới mức, trừ ngày thứ Hai được nghỉ, thì hôm nào cũng phải miệt mài diễn, trở thành đại ban cạnh tranh được với hai đại ban đã có danh vọng từ lâu là Kim Chung và Dạ Lý Hương.

Người phụ nữ quyền lực, Thanh Nga một phép nghe theo

Sinh thời, bà bầu Thơ từng có câu nói nổi tiếng: "Trong nghề này đứa nào giỏi thì được, không thì thôi. Lập gánh không phải là để lăng xê con cháu".

Nhờ quan điểm đó mà bà bầu Thơ duy trì đoàn Thanh Minh – Thanh Nga trở thành môi trường làm nghề lành mạnh, nghệ sĩ cạnh tranh bằng thực tài chứ không phải quan hệ, quy tụ nhiều nghệ sĩ lớn.

Bà bầu Thơ không thiên vị con cái trong nhà, từ Thanh Nga tới Bảo Quốc, Hữu Thìn đều được đối xử công bằng như những nghệ sĩ khác, muốn lên sân khấu thì phải tự khổ luyện bản thân một cách gắt gao.

Nghệ sĩ Hữu Châu từng tâm sự rằng, ngay cả huyền thoại sân khấu Thanh Nga khi ấy nổi danh là vậy nhưng cũng phải một phép ngheo theo bà bầu Thơ, bảo sao phải làm vậy.

Cũng theo Hữu Châu, bà bầu Thơ đúng kiểu "tiên trị kì gia, hậu trị kì quốc". Bà luôn nói, không trị được con cháu trong nhà thì không bao giờ trị được một đoàn hát lớn. Đoàn hát ngày xưa phải đến một trăm mấy chục người mà một tay bà quán xuyến hết, không để xảy ra sai sót gì.

Cũng nhờ tài thao lược của bà bầu Thơ nên đoàn Thanh Minh – Thanh Nga hoạt động quy củ tới mức các nghệ sĩ đi ra từ đoàn đều trở thành ông bầu, bà bầu. Bản thân bà bầu Thơ cũng được mệnh danh là bà bầu của các ông bầu, bà bầu.

Trong quá trình quản lý, gây dựng đoàn Thanh Minh – Thanh Nga, bà bầu Thơ đã mời nhiều soạn giả về viết tuồng và đầu tư kinh phí, mời những nghệ sĩ hàng đầu về dựng các vở cải lương xuất sắc, được đông đảo khán giả yêu thích.

Trong đó, có nhiều vở cải lương lịch sử đề cao tinh thần yêu nước, dân tộc, từng khuấy đảo sân khấu một thời và đến tận ngày nay vẫn được công chiếu như vởThái hậu Dương Vân Nga, Tiếng trống Mê Linh…

Những vở diễn này cũng đưa tên tuổi Thanh Nga lên đỉnh cao danh vọng. Như vậy, có thể thấy, đóng góp của bà bầu Thơ với cải lương là rất lớn.



Long Phạm (Theo Phụ Nữ Việt Nam)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem