Người xưa ăn cơm xong đặt bạc rồi bỏ đi, tại sao chủ tiệm không ngăn lại?

Chủ nhật, ngày 23/06/2024 16:32 PM (GMT+7)
Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao trong các bộ phim cổ trang, sau khi ăn cơm, khách chỉ đặt một thỏi bạc lên bàn rồi bỏ đi mà không cần chờ tiền thừa? hoặc không đủ tiền thì sao? Liệu đây chỉ là chi tiết hư cấu hay phản ánh một thực tế lịch sử?
Bình luận 0

Điều này thực sự liên quan đến giá của bạc cổ. Nếu mọi người biết được giá trị của bạc trong thời phong kiến ở Trung Quốc thì sẽ không còn nghi ngờ gì nữa.

Người xưa ăn cơm xong đặt bạc rồi bỏ đi, tại sao chủ tiệm không ngăn lại?- Ảnh 1.

Điều đầu tiên cần nói là vàng và bạc đều rất quý hiếm do công nghệ khai thác và tinh luyện thời kỳ đó chưa hoàn thiện. Người dân thường sẽ dùng tiền đồng để thanh toán các nhu cầu hàng ngày. Chỉ một số gia đình cao sang quyền quý mới bỏ ra một lượng bạc để tiêu dùng.

Sau thời nhà Minh, khi thực dân châu Âu và Mỹ phát hiện ra một số lượng lớn các mỏ bạc ở Philippines và châu Mỹ, đồng bạc tiếp tục tràn vào thị trường Trung Quốc dọc theo Con đường Tơ lụa trên biển, và người dân bắt đầu sử dụng chúng rộng rãi.

Người xưa ăn cơm xong đặt bạc rồi bỏ đi, tại sao chủ tiệm không ngăn lại?- Ảnh 2.

Giá trị của bạc là bao nhiêu?

Thời xưa, để tính toán giá trị tiền cổ, người ta thường dùng phương pháp trao đổi đồ vật tương đương giá trị. Vật phẩm ngàn năm không thay đổi của Trung Quốc chính là gạo, bởi vậy trong thời bình dùng vật giá gạo để ghi chép làm tiêu chuẩn, tiến hành tính toán sơ lược, về cơ bản sẽ có được đáp án giá trị tiền tệ của ngân lượng.

Người xưa ăn cơm xong đặt bạc rồi bỏ đi, tại sao chủ tiệm không ngăn lại?- Ảnh 3.

Năm Vạn Lịch triều Minh ghi chép, một lạng bạc có thể mua được 2 bao gạo thông thường. Thời đó, một bao khoảng 94.4 kg, một lạng bạc mua được 188.8 kg gạo. Ngày nay một gia đình Trung Quốc thông thường ăn nửa cân gạo từ 1.5 tệ đến 2 tệ, lấy mức giá trung bình ở giữa là 1.75 để tính thì tính được 1 lạng bạc = 660.8 tệ (2.3 triệu đồng).

Đời Đường, sức mua của một lạng bạc lớn hơn. Năm Trinh Quan đời vua Đường Thái Tông vật chất phong phú, thông thường 1 lạng bạc có thể mua 200 đấu gạo, 10 đấu gạo là 1 bao, vậy tổng là 20 bao, đời Đường 1 bao là 59kg. Lấy giá 1.75 tệ nửa cân để tính thì 1 lượng bạc tương đương 4130 tệ (14 triệu đồng).

Người xưa ăn cơm xong đặt bạc rồi bỏ đi, tại sao chủ tiệm không ngăn lại?- Ảnh 4.

Năm Khai Nguyên Đường Huyền Tông xảy ra lạm phát, giá gạo tăng lên 10 đồng tiền một đấu, vậy 1 lạng bạc = 2065 nhân dân tệ (7.2 triệu đồng).

Vào thời nhà Minh và nhà Thanh, bạc càng mất giá theo lưu thông, chỉ còn khoảng 600-800 nhân dân tệ, và vào cuối thời nhà Thanh, giá một hoặc hai lượng bạc chỉ còn khoảng 200 nhân dân tệ. Giá lưu hành tiền tệ căn bản, nhưng cho dù giá của nó có thấp bao nhiêu, cũng đủ đáp ứng một bàn ăn.

Người xưa ăn cơm xong đặt bạc rồi bỏ đi, tại sao chủ tiệm không ngăn lại?- Ảnh 5.

Một bữa ăn thông thường tại các tửu quán tất nhiên không tiêu tốn tới vậy, dù là món ngon hiếm có đi nữa. Trên thực tế, người xưa thường thanh toán tiền bằng các đồng xu đồng, việc trả tiền bằng nén bạc không quá phổ biến, mà chỉ được phóng đại trong phim truyền hình.


PV (Theo Công lý & Xã hội)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem