Nguồn gốc và ý nghĩa sâu sắc của Tết Trung thu không phải ai cũng biết

Triệu Quang Thứ năm, ngày 01/10/2020 00:25 AM (GMT+7)
Sự tích Hằng Nga hay chú Cuội chỉ là những truyền thuyết không có thực để người ta lý giải về sự ra đời của Tết Trung thu tại Việt Nam.
Bình luận 0

img

Trung thu tại Việt Nam được xem như ngày Tết của thiếu niên, nhi đồng. Ảnh minh họa.

Tại Việt Nam, Tết Trung thu hay còn gọi là ngày Tết thiếu nhi, được tổ chức vào ngày Rằm tháng Tám (âm lịch) hằng năm. Thế nhưng, không phải ai cũng biết về nguồn gốc và ý nghĩa từ xa xưa của ngày Tết Trung thu.

Giải thích vấn đề này, ông Nguyễn Hùng Vĩ - nhà nghiên cứu văn học dân gian, nguyên giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho hay, con người từ xa xưa bằng kinh nghiệm và quan sát tự nhiên thấy trong vòng xấp xỉ 30 ngày đêm thì có 1 ngày trăng tròn. Đồng thời, người ta thấy trong 1 năm có 12 lần trăng như vậy và trong đó có 1 lần trăng tròn hơn tất cả những lần trăng tròn khác.

Khi đó, con người chưa biết cách tính quỹ đạo của mặt trăng, mặt trời nên người ta quan sát xung quanh, cứ đến ngày ánh trăng tròn nhất, sáng nhất, trời mát… thì đi ra khỏi nơi cư trú để giao lưu, nhảy múa, ca hát và thậm chí là đi kiếm ăn trong ngày đó. Và lâu dần thành thói quen.

Sau đó, các hệ thống tín ngưỡng và tập tục, đặc biệt tôn giáo ra đời, người ta dựa vào đó để tạo ra lễ tiết.

Người phương Đông sử dụng lịch âm dương (hay còn gọi là âm lịch) nên lấy trăng tròn làm mốc. Họ thấy vào mùa thu (tháng Tám âm lịch) trăng thường tròn nhất nên lấy ngày Rằm tháng Tám làm lễ Trung thu.

Khi Việt Nam hội nhập vào nền tảng văn hóa châu Á sẽ có Tết Trung thu. Các nước sử dụng âm lịch như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore… đều có Tết Trung thu.

Từ những lễ tiết như vậy, mỗi nơi sáng tạo ra một số truyền thuyết về nguồn gốc ra đời để giải thích cho nhau hiểu vì sao lại như thế. Ở Việt Nam có các sự tích như Hậu Nghệ - Hằng Nga, sự tích chú Cuội…

“Sáng tạo theo truyền thuyết đó là nghệ thuật thì chúng ta nên tôn trọng tác phẩm nghệ thuật dân gian ấy, chứ đó không phải khoa học”, ông Vĩ nói.

Chuyên gia văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ nói thêm, thời kỳ chưa có tôn giáo, Trung thu mang ý nghĩa đó là ngày trăng sáng nhất, mọi người ra khỏi nơi cư trú để giao lưu, nhảy múa, hát ca, gia tăng tinh thần cộng đồng.

Từ khi trở thành nghi lễ, lễ hội, Trung thu mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Trước hết, ngày Tết Trung thu là để con người đoàn viên với nhau, ra tăng sự cấu kết cấu đồng. Tiếp theo đó là hướng đến trăng (hay còn gọi là Tết trông trăng) và hướng đến truyền thuyết cổ xưa về trăng để không quên gốc gác của mình.

Cuối cùng, Trung thu là dịp để mọi người vui chơi, giải trí, hướng đến cuộc sống an lành, tương lai tốt đẹp hơn. Đây mới là giá trị chính của Tết Trung thu.

Tại Việt Nam, theo ông Vĩ, Tết Trung thu gần với ngày Tết độc lập (2/9/1945), cũng Trung thu năm 1945, Bác Hồ gửi thư cho thiếu nhi. Do đó, Tết Trung thu Việt Nam hướng đến thiếu niên, nhi đồng một cách mạnh mẽ, thậm chí ở Việt Nam còn gọi Tết Trung thu là Tết Thiếu nhi.

Việt Nam cũng có 1 bài hát “Rước đèn ông sao” ra đời năm 1956 của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Bài hát mang bản sắc Việt Nam và bản sắc cách mạng.

Tất cả những thứ trên đối với chuyên gia Nguyễn Hùng Vĩ đó là một thành quả, một biểu tượng về mặt văn hóa của riêng Việt Nam.

Về mâm cỗ Trung thu, theo ông Vĩ, trong đó thường có các loại bánh hình mặt trăng, các bánh hình con vật, tò he, các con vật bằng bưởi, hoa trái. … Mâm cỗ cũng là mâm cúng gia tiên, cúng phật… tùy theo phong tục của mỗi tôn giáo.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem