Nguồn thu bất ngờ từ các đại sứ quán Triều Tiên toàn cầu

Quang Minh – Strait Times Thứ hai, ngày 09/10/2017 20:25 PM (GMT+7)
Hơn 40 đại sứ quán của Triều Tiên ở nước ngoài vẫn đang ngày đêm gửi tiền về chính quốc.
Bình luận 0

img

Hình ảnh thường thấy ở đại sứ quán Triều Tiên: Kín cổng cao tường.

Tờ New York Times của Mỹ đưa tin, dù đang bị Liên Hiệp Quốc cấm vận gắt gao, Triều Tiên vẫn tìm cách kiếm tiền từ 40 cơ sở ngoại giao ở nước ngoài. Trước tiên phải kể đến đại sứ quán Triều Tiên ở Bulgaria, nơi thường phát ra các tiếng ồn ào, huyên náo từ bên trong khu vực kín cổng cao tường.

Theo người dân địa phương, địa điểm này từ lâu đã là nơi tổ chức dịch vụ đám cưới. Mỗi tuần, các cặp đôi lại tới đây tổ chức và thường có khoảng 3-4 đám cưới trong tuần. “Tí nữa mới ồn ào hơn”, Nonka Nikolova, một phụ nữ sống gần đó, nói. “Nếu khách có nhu cầu, họ còn bắn cả pháo hoa nữa”.

Người dân đã nhiều lần gọi điện nhờ cảnh sát can thiệp tuy nhiên tiếng ồn từ đại sứ quán Triều Tiên không giảm bớt. Lí do rất đơn giản: đây là nơi miễn trừ pháp lý theo quy ước ngoại giao quốc tế. Cũng chính vì ưu thế đặc biệt này mà nơi đây trở thành điểm đến yêu thích của các cặp đôi chuẩn bị kết hôn.

Marcus Nilan, phó Chủ tịch Học viện Peterson chuyên về Kinh tế Quốc tế, nói: “Bố vợ tôi cũng là đại sứ. Ông kể rằng nhiều năm trước, các đoàn ngoại giao ở Ấn Độ nói rằng nếu cần mua thịt bò thì hãy tới đại sứ quán Triều Tiên. Họ có hẳn một lò mổ dưới tầng hầm”. Lí do là bởi người Ấn Độ không ăn thịt bò.

Theo tờ Strait Times, các cơ sở ngoại giao của Triều Tiên bắt buộc phải kinh doanh để có thêm thu nhập nhằm duy trì hoạt động của đại sứ quán. Ngoài ra, dòng tiền này sẽ chảy ngược về chính quốc nhằm hỗ trợ chương trình phát triển tên lửa Triều Tiên. Bất chấp lệnh trừng phạt kinh tế, năm 2016 tổng kim ngạch thương mại của Triều Tiên vẫn đạt 6,5 tỉ USD.

Một lượng ngoại tệ khác mà Triều Tiên thu được là nhờ dịch vụ xuất khẩu lao động đi nhiều nơi trên thế giới, cung cấp vệ sĩ cho lãnh đạo một số nước có nhu cầu, thậm chí là xuất khẩu vũ khí tới các vùng chiến sự.

Lần đầu tiên đại sứ quán Triều Tiên bị phát hiện có hoạt động thương mại là năm 1976. Lúc đó, cảnh sát Na Uy phát hiện ra đại sứ quán Triều Tiên ở thủ đô Oslo bí mật nhập khẩu, phân phối hơn 1 vạn chai rượu và 10 vạn bao thuốc lá.

Đại sứ quán Triều Tiên ở Anh là một tòa nhà xây bằng gạch đỏ và hầu như không thu hút sự chú ý của người dân xung quanh. Hằng ngày, ô tô vẫn chạy ra vào khỏi tòa nhà này và không hề có bất kì dấu hiệu bất thường nào.

Kim Joo-il, một người từng trốn thoát Triều Tiên và tị nạn ở London từ năm 2007, nói rằng thường xuyên thấy nhân viên ngoại giao Triều Tiên tới các khu đồ cũ vào ngày thứ 7. “Họ mua đồ điện tử, búp bê, đồ dùng nhà bếp, mang về nhà tân trang rồi bán lại”, Kim nói.

Cấm vận bủa vây, Triều Tiên vẫn có ngành kiếm bộn tiền

Súng trường tự động, tên lửa, súng máy nằm trong số các trang thiết bị vũ khí “bán đắt như tôm tươi” của Triều...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem