Nhà đầu tư nước ngoài
-
Tập đoàn Vingroup từng lấy kiến cổ đông đối với việc hủy bỏ tỷ lệ phong tỏa về sở hữu nước ngoài đối với cổ phần phổ thông của Vingroup cách đây hơn 1 năm. Song khá bất ngờ khi ít ngày trước Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) vừa quyết định điều chỉnh giảm tỷ lệ sở hữu nước ngoài (room ngoại) đối với mã chứng khoán VIC của Vingroup xuống 40%.
-
Về tay người Thái, công ty sản xuất bia giữ thị phần lớn nhất Việt Nam đã thông qua việc nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên tối đa.
-
Quên nỗi sợ hãi, càng về cuối phiên giao dịch, dòng tiền đổ vào thị trường càng trở nên mạnh hơn giúp các chỉ số đóng cửa tại vùng giá cao nhất phiên với Vn-Index tăng 24,19 điểm (2,56%) lên 970,08 điểm. Tài sản chứng khoán của tỷ phú Trần Đình Long tăng gần 500 tỷ khi khối ngoại chi 37,47 tỷ đồng gom HPG.
-
Với khoản đầu tư trị giá 470 triệu USD, SK chính thức mua lại toàn bộ 109.899.932 cổ phiếu quỹ, để sở hữu 9,5% cổ phần của Masan Group. Sau thương vụ này, Masan sẽ có thêm khoảng 50 triệu USD vào lợi nhuận thuần cho cả năm 2019. Đồng thời, Ban Điều hành dự báo lợi nhuận thuần từ lĩnh vực kinh doanh chính sẽ tăng trưởng ít nhất 50% cho cả năm 2018
-
Tại Hội nghị sơ kế 1 năm triển khai Nghị quyết 42, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank, tiếp tục xin cơ chế linh hoạt về việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài sao cho vừa bảo toàn vốn Nhà nước, vừa đảm bảo quyền lợi cổ đông.
-
Hiện các nhà đầu tư đến từ Singapore, Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Hồng Kông và Trung Quốc đang dẫn đầu về hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) ở khắp các phân khúc tại thị trường bất động sản Việt Nam.
-
Nói về đề xuất điều chỉnh tỷ lệ ký quỹ ban đầu hợp đồng tương lai chỉ số VN30 từ 10% lên 13% ông Dương Văn Thanh, Tổng giám đốc VSD, cho biết do thị trường chứng khoán cơ sở và phái sinh có những phiên biến động mạnh. Chỉ số VN30 giảm trên 38 điểm và cá biệt là trên 55 điểm ngày 5.2.2018.
-
Ông Dominic Scriven - Chủ tịch Dragon Capital cho rằng nếu nhìn về mức giá trị doanh nghiệp của Việt Nam, P/E của Việt Nam theo chúng tôi định giá trong năm nay khoảng 10 – 12 lần và khả năng phát triển lợi nhuận và EPS của các công ty là trên 25%. Như vậy mặt bằng giá trị các công ty niêm yết tại Việt Nam khá rẻ và hấp dẫn.
-
Nói về nguyên nhân hai ngày qua TTCK Việt Nam liên tục giảm điểm, đặc biệt là ngày 3.7, khi VnIndex giảm về sát vùng 900 điểm, ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán Nhà nước (UBCK), cho rằng biến động tỷ giá tiền đồng khiến nhà đầu tư cố bán cổ phiếu bằng mọi giá.
-
Lực cầu bất ngờ đổ mạnh vào một số Bluechips như HPG, VCB, VNM, SAB trong phiên ATC đã giúp VnIndex đóng cửa phiên giao dịch chỉ giảm 13,63 điểm (1,42%) xuống 947,15 điểm. Tuy nhiên, cặp đôi cổ phiếu của nữ tỷ phú lại giảm, khiến tài sản cuả nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo giảm tới 470,03 tỷ đồng.