Nhà Lý
-
Bắc Ninh nổi tiếng là một vùng quê văn hiến, giàu truyền thống cách mạng. Nơi đây được xem là địa danh có mật độ di tích lịch sử dày đặc với hơn 1.259 di tích. Đáng chú ý, trong các di tích này, nổi bật phải nhắc tới Đền Đô, ngôi đền thờ 8 vị vua nhà Lý.
-
Đỗ Kính Tu là vị đại thần có công phò tá ba đời vua Lý xây dựng cơ nghiệp. Thế nhưng, chính ông lại phải chịu nỗi oan khiên thấu trời để rồi phải chấp nhận một kết cục vô cùng nghiệt ngã. Ông quê ở làng cổ Hậu Ái nằm phía Tây thành Thăng Long xưa–nay thuộc xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
-
Nhà Lý về sau ngày càng suy yếu dẫn đến đất nước loạn lạc và nhà Trần nổi lên. Có nhiều lý do để một triều đại từ thịnh đến suy nhưng riêng nhà Lý thì phải kể đến ảnh hưởng tiêu cực của các thái hậu.
-
Vì sao nhà Lý lại chọn núi Thiên Thai ở Bắc Ninh là ngọn núi thiêng, xây chùa như một Quốc tự ở đây?
Chùa Tĩnh Lự còn có tên chữ là Tĩnh Lự Thiền Tự, tọa lạc trên sườn núi Yên Sơn, thuộc dãy núi Đông Cứu, còn gọi là núi Thiên Thai, nay thuộc thôn An Quang, xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Vương triều nhà Lý chọn Đông Cứu núi thiêng, các triều đại kế tiếp noi theo để xây dựng nơi đây như một Quốc tự. -
Đinh Tiên Hoàng là vị vua đầu tiên lập nhiều hoàng hậu. Sau đến hai vương triều nhà Lê, vương triều nhà Lý cũng phần nhiều bắt chước làm theo, ấy là do Tiên Hoàng khởi xướng sự rối loạn thứ bậc vậy”. Đại Việt sử ký tiền biên cho biết, Lý Thái Tổ mới lên ngôi “Lập sáu hoàng hậu”.
-
Với sự ra đời Danh xưng Thanh Hóa năm 1029 như là một đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, “cùng với sự phát triển của quốc gia Đại Việt, hòa nhập vào xu thế chung của dân tộc, cũng từ thế kỷ XI, Thanh Hóa đã trở thành một khu vực không chỉ ổn định, mà còn gắn bó chặt chẽ với nhà nước quân chủ...
-
Khi quân Đại Việt bất lực trước thành trì vững chắc, Nùng Tông Đản đã đề xuất cách công thành giúp quân Đại Việt chiếm được thành Ung châu.
-
Triều Lý trải qua 9 đời vua với tổng cộng 216 năm. Trong thời nhà Lý, nước Nam ta có nhiều thành tựu về cả văn hóa, giáo dục, tín ngưỡng, binh bị, lãnh thổ cũng được mở rộng… Phải chăng một phần vì nhà Lý thực lòng tín Phật và có những ông vua hết sức nhân từ như vua Lý Thánh Tông?
-
Trong số hàng trăm di vật cổ xưa tìm thấy trong đợt khai quật phế tích Bảo tháp Vạn Phong Thành Thiện trên đỉnh núi Chương Sơn, nay thuộc (xã Yên Lợi, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) vào năm 1966-1967, đáng chú ý là di vật thành bậc lan can bằng đá, sau này được công nhận là Bảo vật quốc gia...
-
Cho đến nay, trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, chưa có vị sư nào lại để lại dấu ấn lớn như Thánh tổ Không Lộ. Ông còn được mệnh danh là “Đường Tăng Việt Nam” vì cũng từng đến Tây Thiên thỉnh kinh.