Nhà Trần

  • Dĩ Dật Đãi Lao (Lấy Nhàn Chống Nhọc) là một kế sách kinh điển trong binh pháp cổ Phương đông. Nguyên lý kế này khá đơn giản. Đó khi quân giặc ở phương xa tới đánh thì ta cần giữ cái thế nhàn hạ của mình, khoét sâu vào sự nhọc nhằn, cực khổ của quân địch do phải đi xa để từ đó giành lấy chiến thắng. Nói thì dễ vậy, nhưng vận dụng vào thực tế làm cách nào để phát huy cái thế “nhàn” của ta, khoét sâu sự “nhọc” của địch là cả một kỳ công.
  • Sau một cuộc trốn tìm, rượt đuổi đầy kịch tính với quân địch, cuối cùng quân đội và triều đình Đại Việt cũng loại bỏ hoàn toàn sự truy đuổi của quân Nguyên để vượt biển hướng vào Thanh Hóa, bấy giờ là “đất trống” khi Toa Đô đã đi qua.
  • Trong lúc quân dân Thanh Hóa đồng lòng diệt giặc thì Chương Hiến hầu Trần Kiện manh tâm phản quốc, đã dẫn hơn 1 vạn quân bản bộ cùng gia quyến sang đầu hàng Toa Đô, dẫn đường cho giặc đánh vào Thanh Hóa.
  • Đánh tan quân Chiêm Thành, cứu nhà Trần khỏi nguy cơ ngoại bang xâm chiếm, là chiến công hiển hách của danh tướng Trần Khát Chân.
  • Đại Việt, tuy mất kinh đô như đã phá được một gọng kìm trong thế ba gọng kìm. Quân Đại Việt giờ đây lại tập trung đối phó thế gọng kìm mới. Phía bắc là quân của Thoát Hoan ào ào đánh xuống, phía nam là quân của Toa Đô thừa thế đánh lên.
  • Thoát Hoan cùng A Lý Hải Nha, hai tướng đứng đầu đội quân xâm lược đích thân đứng ra đốc chiến, khiến kỷ luật quân Nguyên rất vững. Bộ binh quân Nguyên bất chấp tên đạn bắn ra từ bờ nam sông Hồng và từ các thuyền trên sông, hết lớp này đến lớp khác liều chết bắc cầu phao vượt sông ồ ạt.
  • Vua Trần Nhân Tông được tin cấp báo, thân đem 1.000 chiến thuyền, 10 vạn quân dự bị chiến lược từ Thăng Long lên tiếp viện cho quân của Hưng Đạo vương. Tổng cộng quân số Đại Việt tại Vạn Kiếp lúc này đã lên tới gần 30 vạn quân, tuy vậy vẫn ít hơn quân của Thoát Hoan nhiều.
  • Trần Thánh Tông thông qua hội nghị Diên Hồng không chỉ dò biết được ý nguyện của nhân dân, mà hơn thế nữa là cho nhân dân biết được ý nguyện của họ đã được các nhà cai trị tôn trọng và lắng nghe.
  • Thành phần quân Nguyên được điều động khá đa dạng về chủng tộc, vùng miền. Giữ vai trò xung kích chiến lược của đội quân này là những lực lượng kỵ binh tinh nhuệ người Mông Cổ và các sắc dân thảo nguyên như Khiết Đan, Đột Quyết, Duy Ngô Nhĩ. Hán quân (quân người miền bắc Trung Quốc ngày nay) chiếm số lượng đông đảo, là thành phần chủ chốt trong quân Nguyên.
  • Lê Quát vượt qua hoàn cảnh khốn khó, trở thành học trò xuất sắc của thầy Chu Văn An, thi cử đỗ đạt, góp ích cho đời.