Nhật Bản: Tranh cãi việc tăng giá đối với khách du lịch

Trọng Hà (Theo CNN) Thứ sáu, ngày 26/07/2024 13:11 PM (GMT+7)
Trong bối cảnh du lịch quá tải và đồng yên yếu, nhiều nhà hàng tại Nhật Bản đã áp dụng chính sách giá khác nhau. Thay vì tăng giá cho du khách, các nhà hàng chọn giảm giá cho người dân địa phương để duy trì chi phí và phục vụ tốt hơn.
Bình luận 0

Các nhà hàng tại Nhật Bản rất ít khi tăng giá với người nước ngoài. Tuy nhiên, du lịch quá tải, do nhu cầu du lịch sau Covid và đồng yên yếu, đã khiến các nhà hàng ở đây cân nhắc áp dụng giá khác nhau cho khách hàng.

Thay vì tăng giá cho du khách, các nhà hàng chọn giảm giá cho người dân địa phương để duy trì chi phí và phục vụ tốt hơn. Chính sách này nhận được nhiều phản ứng trái chiều, nhưng cũng giúp bảo tồn văn hóa và hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ.

"Người ta nói đó là phân biệt, nhưng rất khó để chúng tôi phục vụ người nước ngoài, và điều này vượt quá khả năng của chúng tôi", Shogo Yonemitsu, chủ nhà hàng Tamatebako ở Shibuya, Tokyo, chia sẻ. Thay vì tăng giá cho du khách, Yonemitsu giảm giá 1.000 yên (khoảng 6,50 đô la) cho người dân địa phương. "Chúng tôi cần hệ thống giá này vì lý do chi phí", ông nói.

Nhật Bản: Tranh cãi việc tăng giá đối với khách du lịch

Nhật Bản: Tranh cãi việc tăng giá đối với khách du lịch- Ảnh 1.

Trong bối cảnh du lịch quá tải và đồng yên yếu, nhiều nhà hàng tại Nhật Bản đã áp dụng chính sách giá khác nhau. Thay vì tăng giá cho du khách, các nhà hàng chọn giảm giá cho người dân địa phương để duy trì chi phí và phục vụ tốt hơn. Ảnh: Tokyo News.

Nhật Bản hoàn toàn mở cửa trở lại vào mùa thu 2022 sau khi gỡ bỏ các hạn chế du lịch do đại dịch. Năm nay, do đồng yên yếu, lượng du khách tăng mạnh, đạt kỷ lục 17,78 triệu trong nửa đầu năm 2024, và có thể phá vỡ kỷ lục 31,88 triệu du khách vào năm 2019.

Để đối phó, nhiều nơi đã áp dụng thuế du lịch, giới hạn số lượng khách và thậm chí cấm bán rượu để hạn chế tác động của du lịch quá tải. Một thị trấn nghỉ dưỡng dưới chân núi Phú Sĩ đã dựng tấm lưới chặn tầm nhìn để ngăn du khách gây rác thải và ách tắc giao thông.

Ở Hokkaido, nhà chức trách khuyến khích doanh nghiệp giảm giá cho người dân địa phương, trong khi một thị trưởng ở miền tây Nhật Bản xem xét tăng phí vào cửa đối với du khách nước ngoài tại lâu đài Himeji.

Elisa Chan, phó giám đốc trung tâm nghiên cứu khách sạn của Đại học Trung Hoa Hồng Kông, cho biết việc áp dụng giá khác nhau có thể là cách hiệu quả để đối phó với tình trạng du lịch quá tải. Yonemitsu cho biết nhà hàng của ông phải thuê thêm nhân viên nói tiếng Anh để phục vụ du khách, dẫn đến chi phí tăng cao.

Việc áp dụng giá khác nhau đã phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Nhật Bản, mỗi doanh nghiệp tự quyết định áp dụng hệ thống 2 mức giá. Chính phủ Venice đã áp dụng phí vào thành phố và hệ thống đặt chỗ trực tuyến để đối phó với tình trạng quá tải du lịch.

Một số chủ doanh nghiệp Nhật Bản cũng sáng tạo trong việc này. Shuji Miyake, chủ quán izakaya ở Tsukiji, Tokyo, cung cấp món ramen với tôm hùm giá 5.500 yên (35 đô la) – gấp 4 lần giá món mì tôm thường ngày – nhắm vào du khách có ngân sách cao hơn.

Du khách Úc Phoebe Lee cho biết cô đã chi tiêu ít hơn trong chuyến đi Nhật gần đây và không phiền nếu phải trả thêm để hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương. "Điều này giúp bảo tồn văn hóa Nhật Bản và hỗ trợ các nhà hàng nhỏ lẻ hoặc các ryokan (nhà trọ truyền thống) chính thống," cô nói.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem