Nhật Bản và câu chuyện về những “cảm tử quân” giữa thời bình

Thứ sáu, ngày 18/03/2011 13:44 PM (GMT+7)
Dân Việt - “Em và con hãy tiếp tục sống tốt nhé, anh không thể trở về nhà” là dòng tin nhắn đẫm lệ song chói lòa tinh thần Samurai của một kỹ sư ở lại nhà máy Fukushima I.
Bình luận 0

Fukushima I có gần 1.000 nhân viên, nhưng phần lớn đều đã phải rời khỏi nhà máy vì nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ.

Nhà máy chỉ còn lại 180 kỹ sư và công nhân, số nhân lực tối thiểu nhằm đảm bảo cho những hoạt động cần thiết. Và số phận của biết bao người dân Nhật Bản, vận mệnh của quốc gia đều đặt trọn lên vai họ. Thời cuộc đã khiến họ trở thành những “cảm tử quân” anh dũng, can trường.

img
Một nhân viên tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I.
Ảnh: Sun

“Bố cháu nói rằng, bố chấp nhận số phận như một bản án tử hình”, cô con gái bé nhỏ của một nhân viên Fukushima I hồn nhiên kể lại, mà chưa hiểu hết ý nghĩa của câu nói đầy khí phách ấy.

“Bố tôi đã đi vào nhà máy. Tôi chưa bao giờ thấy mẹ mình khóc nhiều tới vậy. Mọi người trong nhà máy đang đấu tranh, thậm chí hi sinh bản thân để bảo vệ đồng bào. Tôi cầu trời, bố tôi sẽ trở về an toàn”, một phụ nữ trẻ Nhật Bản nói trong tiếng nấc.

Các chuyên gia cho biết, nồng độ phóng xạ quanh khu vực lò phản ứng cao gấp 400 lần ngưỡng mà con người có thể đi lại an toàn được. Ấy vậy mà, 180 con người này vẫn phải miệt mài làm việc ngay bên trong nhà máy, sát cạnh các lò phản ứng. Họ không cho phép mình được lơ là, vì họ biết, chỉ cần một phút xao nhãng, hậu quả sẽ thật khó lường.

Những vụ sống sót kỳ diệu sau động đất, những tấm gương hi sinh quên mình vì đất nước, nhân dân, tình nhân ái bừng sáng trong bóng tối thảm họa, tất cả đã và đang viết lên một bản anh hùng ca của Nhật Bản giữa thời bình.

Theo Sun

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem