Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Thọ khai tại cơ quan Công an, do ô tô đậu bên nhà, thấy chướng mắt nên đã đập phá chứ không có mâu thuẫn gì với chủ xe.
Huỳnh Phước Thọ đập phá ô tô của người khác vì... chướng mắt. Clip: MXH
Theo điều tra ban đầu, khoảng 12h ngày 31/7, anh N.T.L. (ngụ Bình Dương) đi đám giỗ nhà người quen, đậu xe ô tô hiệu Toyota Fortuner mang BKS: 61A-999.92 trong hẻm 14, đường 22 (phường Linh Đông, TP.Thủ Đức).
Khoảng 15h cùng ngày, Thọ đi nhậu về thấy ô tô đậu cạnh cổng nhà mình, liền vào nhà bếp lấy thanh gỗ đập phá. Theo hình ảnh camera người dân quay lại, Thọ đã đập hư hỏng hoàn toàn kính chắn gió và cần gạt nước phía sau xe. Sau đó Thọ tiếp tục đến phía trước đập vỡ kính chiếu hậu ô tô…
Đi tiệc về thấy xe bị hư hỏng, anh L. trình báo công an. Thọ được công an mời làm việc và đã khai nhận hành vi nêu trên.
Theo luật sư Nguyễn Bá Tùng (đoàn luật sư TP.HCM), đường, hẻm, vỉa hè, lòng đường là tài sản công cộng do nhà nước quản lý. Nếu việc đỗ xe cản trở sự ra vào, cản trở đến hoạt động sống thường ngày của người dân thì họ chỉ có thể nhắc nhở người đậu xe.
Người dân không được quyền mắng chửi, đập phá xe, gây tổn hại tinh thần, sức khỏe của chủ xe. Chủ xe có quyền kiện đối tượng đập phá theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, mức phạt cho hành vi: "Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác" từ 2.000.000- 5.000.000 triệu đồng.
Cũng theo luật sư Tùng, nếu gây hậu quả nghiêm trọng, đối tượng đập phá có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, mức phạt cải tạo không giam giữ 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 20 năm khi gây thiệt hại lớn hơn 2.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng để lại hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài ra, người phạm tội còn bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng theo khung hình phạt của "Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản" quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Luật sư Tùng phân tích: Việc đậu xe dưới lòng đường là biện pháp bất đắc dĩ khi người điều khiển không thể tìm được bến/bãi đậu xe xung quanh. Thế nhưng, tài xế cần lựa chọn vị trí đậu để không gây ách tắc giao thông, không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, sinh hoạt của người dân.
Tài xế nên ghi số điện thoại liên lạc trên kính xe, để khi cần người khác có thể gọi tài xế ra dịch chuyển xe. Ngoài ra, nếu phát hiện tài xế đậu sai quy định, người dân có thể gọi điện cho công an khu vực, yêu cầu đến ghi biên bản ghi nhận vi phạm.
"Tùy từng trường hợp cụ thể, người vi phạm sẽ bị phạt từ 400.000-800.000 đồng theo Khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt", luật sư Tùng nói.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.