Nhiều người không quan tâm năng suất và chất lượng mà muốn giảm giá thành
Nhiều người không quan tâm năng suất và chất lượng mà muốn giảm giá thành
Khải Phạm
Thứ ba, ngày 12/12/2023 13:36 PM (GMT+7)
Đó là chia sẻ của ông Trần Quang Tuấn, Giám đốc sở Khoa học và Công nghệ Tp. Hải Phòng cho biết tại Diễn đàn Năng suất Quốc gia năm 2023 với chủ đề "Đẩy nhanh công cuộc phát triển của Việt Nam với động lực năng suất".
Hôm nay (12/12), tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp các Bộ, Ngành Trung ương, các địa phương tổ chức Diễn đàn Năng suất Quốc gia năm 2023 với chủ đề "Đẩy nhanh công cuộc phát triển của Việt Nam với động lực năng suất" nhằm thúc đẩy thực hiện kế hoạch cải thiện năng suất quốc gia của Chính phủ và thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về các giải pháp nâng cao năng suất phù hợp với bối cảnh trong nước cũng như quốc tế.
Muốn có lao động chất lượng cao cần thúc đẩy năng suất và chất lượng
Nền kinh tế hiện nay đang bước vào giai đoạn, bối cảnh mới đòi hỏi cần có những thay đổi để thích ứng với thời cuộc. Trong đó, năng suất và chất lượng (NS&CL) là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống của người dân.
Trước đó, đã có những chương trình đào tạo danh cho tổ chức, doanh nghiệp để nâng cao năng suất và chất lượng. Tuy nhiên, muốn phát triển từ gốc, đòi hỏi cần có những chương trình đào tạo ngay cho sinh đại học khi còn ngồi trế nhà trườnng, đây sẽ là nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển kinh tế trong tương lai của mỗi quốc gia.
Theo PGS. TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, khảo sát từ doanh nghiệp, sinh viên cho thấy, hơn 80% nhà quản lý, giảng viên cho rằng cần thiết xây dựng đào tạo về NS&CL.
"100% những người được khảo sát về NS&CL muốn được trải qua các chương trình lý thuyết và thực hành để từ đó nâng cao hiệu quả chất lượng đào tao", ông Sơn chia sẻ.
Đồng thời, sinh viên của các trường đại học mong muốn được thực hành NS&CL được thực hành tại các doanh nghiệp, tổ chức. Trong khi đó, các doanh nghiệp được khảo sát cũng cho rằng, đào tạo NS&CL cho sinhh viên là chưa đủ mà cần tăng cường đào tạo thực tiễn và doanh nghiệp cũng sẵn sàng tiếp nhận sinh viên thực tập để nâng cao hiệu quả.
PGS. TS Phạm Minh Sơn cho biết, vấn đề quan trọng ở đây là phải xây dựng được những học phần, triển khai đào tạo phù hợp. Bên cạnh những phần lý thuyết có phần khô khan, trìu tượng, đào tạo nhân lực chất lượng cao bằng thúc đẩy NS&CL cần có những hội thảo chuyên đề để sinh viên dễ dàng tiếp thu kiến thức.
NS&CL vẫn là khái niệm mới, nhưng hiện vẫn có những thuận lợi riêng khi xã hội đang dành cho sự quan tâm lớn. Các trường đại học đã nhận thức rõ NS&CL và sẵn sàng đưa vào những chương trình đạo tạo hiện nay. Còn sinh viên cũng đang tỏ rõ sự quan tâm, mong muốn được học NS&CL để ứng dụng thực tiễn khi rời khỏi ghế nhà trường và có nhiều tài liệu cũng như đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm trong đào tạo quản lý/quản lý chất lượng.
Bên cạnh đó, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng chỉ ra những khó khăn trong thúc đẩy NS&CL. Điển hình là nhiều vấn đề mới liên tục được cập nhật, đội ngũ giảng dạy cần phải thay đổi liê tục. Những vấn đề lý luận, thực tiễn về tích hợp NS&CL vẫn gặp nhiều trở ngại và việc nhân rộng đào tạo NS&CL cũng là bài toán khó khăn.
"Để cải tiến năng suất trở thành nhu cầu thường xuyên, thành thói quen của người lao động thì cần thiết phải hình thành nền tảng tư duy và quan trọng hơn là văn hóa năng suất" - PGS. TS Phạm Minh Sơn nhấn mạnh.
Cũng tham luận tại sự kiện, ông Trần Quang Tuấn, Giám đốc sở Khoa học và Công nghệ Tp. Hải Phòng cho biết, thúc đẩy NS&CL hiện nay là nội dung trọng tâm trong phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn vấp phải nhiều khó khăn.
"Hiện nay, nhiều người không quan tâm NS&CL mà muốn giảm giá thành", ông Tuấn nêu thực trạng. Đây được coi như việc "đốt cháy giai đoạn trong nâng cao NS&CL của Việt Nam hiện nay.
Chia sẻ kinh nghiệm thực tế, ông Mohamad Muzaffar Abdul Hamid, Trưởng phòng Đào tạo và Phát triển năng suất, Tổ chức Năng suất Malaysia - Chuyên gia APO cho biết, NS&CL luôn là động lực phát triển và vấn đề cải thiện NS&CL được đặc biệt quan tâm.
Muốn phát triển NS&CL là cả quá trình, chúng ta cần phải bắt đầu từ con người, nguồn lực lao động chất lượng cao trong mọi lĩnh vực của đời sống, xã hội. "Phải phát triển toàn diện kiến thức, kỹ năng cho giới trẻ là việc làm cấp thiết", ông Mohamad Muzaffar Abdul Hamid khẳng định.
Ở ASEAN, Malaysia đứng thứ 2 sau Singapore về xếp hạng chất lượng nhân tài và đứng thứ 33 trên thế giới, tụt 5 hạng so với năm 2021 ở vị trí thứ 28. Nguyên nhân là bởi chỉ tiêu công cho giáo dục còn thấp, lực lượng lao động nữ xếp hạng thấp, chưa giữ chân được nhân tài hay chất lượng cuộc sống chưa được cao...
Chính vì thế, Chính phủ Malaysia đã tập trung thay đổi để thúc đẩy, cải thiện NS&CL với lộ trình bài bản, đào tạo chuyên sâu để có những thành tựu như hiện nay.
"Malaysia tập trung vào năng lượng tái tạo, trí tuệ nhân tạo (AI)... đây là xu hướng phát triển mới hiện nay. Trong đó, nguồn nhân lực thế hệ trẻ sẽ tham gia vào những lĩnh vực này nên cần tập trung phát triển cho lực lượng này. Không chỉ đào tạo, cần phải thay đổi tuy duy của thế hệ trẻ để bắt kịp xu hướng phát triển mới, công nghệ mới hiện nay", ông Mohamad Muzaffar Abdul Hamid chia sẻ kinh nghiệm.
Chốt lại vấn đề, chuyên gia APO cho biết, khi tập trung vào những vấn đề này để phát triển, thu nhập của nguồn lao động chất lượng cao sẽ được tăng lên và chất lượng cuộc sống được cải thiện.
Sự thay đổi trước và sau khi đào tạo năng suất và chất lượng
Trong phiên thảo luận tại Diễn đàn Năng suất Quốc gia năm 2023 với chủ đề "Đẩy nhanh công cuộc phát triển của Việt Nam với động lực năng suất", các chuyên gia đã nhận được nhiều ý kiến từ người dân về thực trạng, sự thay đổi khi đào tạo NS&CL.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Học viện Kỹ thuật quân sự đặt ra câu hỏi về sự thay đổi trước và sau khi đào tạo năng suất và chất lượng đến với các diễn giả để thấy sự cần thiết của việc này?
Trả lời câu hỏi này, PGS. TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết, ở lĩnh vực giáo dục, đã thành lập các câu lạc bộ về đào tạo năng suất và chất lượng trong nhà trường để sinh viên dễ tiếp cận với kiến thức mới hơn.
Kết quả ban đầu, các sinh viên tham gia câu lạc bộ thường xuyên sinh hoạt, tham gia các cuộc thi liên quan đến thúc đẩy NS&CL trong nhà trường. Việc duy trì hoạt động của câu lạc bộ này sẽ giúp quá trình đào tạo các chuyên ngành đạt kết quả tốt hơn. Đặc biệt, rèn luyện cho sinh viên ngành báo nhiều kỹ năng về nghiệp vụ, truyền thông để phục vụ tốt cho quá trình học tập hiện nay và làm việc sau này.
Trong khi đó, giảng viên của các trường đại học tham gia đào tạo NS&CL cũng đã có thêm kiến thức, kỹ năng và cơ hội thực tiễn. Chương trình cũng đã đánh giá giảng viên thông qua các bài kiểm tra, có người đã phải đến lần thứ 2 mới qua bài. Qua đó, chương trình đào tạo NS&CL đã có những đánh giá đội ngũ giảng viên đều có những kiến thức về vấn đề này để có thể giúp thầy cô tự tin đứng trên bục giảng truyền đạt cho các sinh viên.
Đối với việc áp dụng tăng NS&CL trong doanh nghiệp, bà Nguyễn Thu Hiền, Phó Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam cho biết, qua đánh giá thực trạng doanh nghiệp, tính toán năng suất trước khi áp dụng và đào tạo NS&CL cho thấy, doanh nghiệp đều đã tăng năng suất trong phân xưởng, công ty từ 10-30% so với trước khi áp dụng.
Có thể thấy, đào tạo NS&CL trong thời buổi xã hội phát triển như hiện nay là hết sức cần thiết không chỉ đối với sinh viên các trường đại học mà cả doanh nghiệp. Việc tăng NS&CL cho đội ngũ nhân sự chất lượng cao sẽ giúp đất nước phát triển toàn diện trong sự vận động không ngừng nghỉ của xã hội, của thế giới.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.