Chính phủ Singapore không muốn đưa quá nhiều nhân lực vào ngành bằng cách sử dụng thêm nhân viên. Thay vào đó, các thư viện ở đảo quốc này dần đang đưa mọi người khỏi các công việc thủ công bằng cách sử dụng công nghệ. Mới đây, Hội đồng Thư viện Quốc gia Singapore đã thử nghiệm công nghệ robot và các máy phân loại tự động để thay thế những công việc này.
Cụ thể, các thư viện công cộng của Singapore đã và đang dần áp dụng công nghệ phân tích dữ liệu và AI để tăng cường trải nghiệm khách truy cập được cá nhân hóa và phong phú hơn. Họ cũng đã giới thiệu robot và quy trình công nghệ tự động hóa để đơn giản hóa và thu nhỏ khối lượng công việc phát sinh liên quan đến công tác thư viện. Trải nghiệm vận hành thư viện truyền thống vì thế đã và đang được thay đổi bằng công nghệ mới. Một số thư viện tại Singapore hiện cũng được trang bị một phòng đặc biệt để mang đến trải nghiệm phong phú hơn thông qua video và cả công nghệ cảm biến ưu việt.
Công nghệ AI cũng đang giúp cá nhân hóa trải nghiệm của khách truy cập thư viện bằng cách đề xuất nội dung mà người dùng có thể quan tâm. AI và công nghệ phân tích dữ liệu sẽ hướng người dùng đến nội dung phù hợp với sở thích của họ từ đó mà việc tìm kiếm sách, tài liệu sẽ dễ dàng, nhanh chóng hơn rất nhiều.
"Các thư viện cũng sử dụng phân tích dữ liệu để lập kế hoạch vị trí của các thư viện mới. Khi các thành viên thư viện chia sẻ địa chỉ của họ, tổ chức thư viện sử dụng thông tin này để xem khách truy cập phải đi bao xa để đến được thư viện, hay báo kết quả xác định các khu vực nên xây dựng thư viện mới phù hợp với quy mô người cần tiếp cận thư viện với vị trí địa tập trung nhu cầu cao nhất", Ramachandran Narayanan, Giám đốc điều hành Ban Hội đồng Thư viện Quốc gia Singapore cho biết trong một tuyên bố.
Công nghệ mới cũng sẽ giúp nhận diện đánh dấu những cuốn sách bị để lộn kệ mà từ đó robot có thể tự thu nhận và đưa sách về đúng vị trí của chúng trên các kệ. Nếu không có rô bốt, quá trình xác định và sau đó di chuyển những cuốn sách được đặt không chính xác này sẽ mất từ ba đến bốn giờ. Theo ước tính, công nghệ robot này hứa hẹn sẽ tiết kiệm cho mỗi thư viện 3.500 giờ phát sinh từ tình trạng này mỗi năm.
Công nghệ tự động hóa cũng giúp phân loại sách sau khi chúng được trả lại. Ở đây, một hệ thống băng chuyền tự động quét các thẻ nhận dạng mỗi cuốn sách và tách chúng ra dựa trên thể loại của chúng. Nhân viên có thể tùy chỉnh hệ thống tự động để tách các sách được xác định theo tiêu đề liên quan hoặc mức độ được mượn phổ biến. Đây là một điểm sáng công nghệ quan trọng bởi trước đây, quá trình phân loại được thực hiện hoàn toàn thủ công trước khi thư viện áp dụng các công cụ tự động hóa này. Narayanan chia sẻ: "Khi áp dụng công nghệ tự động hóa nó sẽ giúp giảm bớt khối lượng công việc thủ công mà nhân viên thư viện phải đối mặt hằng ngày".
Narayanan còn cho biết công nghệ tự động này là những thay đổi đáng hoan nghênh, đồng thời cho biết thêm rằng, Hội đồng Thư viện Quốc gia Singapore luôn tìm cách cải thiện quy trình làm việc và trải nghiệm người dùng của thư viện.
"Giờ đây công nghệ đã chăm sóc các khía cạnh "trần tục và tốn nhiều công sức" trong công việc của một thủ thư, họ có thể tập trung sự chú ý của mình vào các nhiệm vụ khác".
Hơn nữa, các thư viện sẽ ra mắt một ứng dụng di động cải tiến trong năm nay để theo kịp với người dùng điện thoại thông minh. Mọi người sẽ có thể định cấu hình sở thích của họ và tạo hồ sơ của chính họ trên ứng dụng. Điều này sẽ được sử dụng để đưa ra nhiều khuyến nghị có mục tiêu hơn về sách điện tử và cả sách vật lý có tại các thư viện, ông nói.
Nói rộng hơn, Singapore đang thay đổi hoàn toàn vai trò của các thư viện. Họ đang trở thành một không gian cộng đồng hơn là một không gian để đọc sách yên tĩnh. Các thư viện mới có nhiều không gian mở hơn để tổ chức các cuộc thảo luận và nói chuyện. Thư viện Bedok đã được tân trang lại sẽ có một không gian dành riêng cho người cao niên.
Gần đây, theo báo cáo của OpenGov Asia, Bộ Truyền thông và Thông tin Singapore đã đưa việc xây dựng một xã hội kỹ thuật số hòa nhập trở thành một trong những ưu tiên chính của họ giai đoạn năm 2021-2025. Mục đích của họ là đảm bảo rằng 'tất cả người dân Singapore đều có thể gặt hái được những lợi ích của quá trình kỹ thuật số hóa'.
Để đạt được mục tiêu này, Bộ Truyền thông và Thông tin Singapore đang chuyển đổi các thư viện thành trung tâm học tập kỹ thuật số. Kế hoạch chi tiết về Thư viện và Lưu trữ 2025 (LAB25) xem xét các vai trò và ưu tiên Chính phủ sẽ phát triển như thế nào từ năm 2021 đến năm 2025, để đáp ứng với những thay đổi về xã hội, kinh tế và cả công nghệ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.