Nhóm ông Trump tuyệt vọng tìm kiếm sự bảo vệ chống lại siêu tên lửa Oreshnik của Nga
Truyền thông: Nhóm ông Trump tuyệt vọng tìm kiếm sự bảo vệ chống lại siêu tên lửa Oreshnik của Nga
PV (Theo Pravda)
Thứ tư, ngày 25/12/2024 18:08 PM (GMT+7)
Theo truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ, chính quyền sắp tới của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã đạt được sự đồng thuận về việc ưu tiên phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia thay vì bảo vệ đồng minh.
Theo đó, truyền thông cho rằng, nếu Mỹ sẽ phát triển hệ thống này sẽ gây tổn hại đến lợi ích của châu Âu và NATO sau cuộc tấn công của Nga bằng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik vào Ukraine.
Điều này làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng ở châu Âu vì các nhà lãnh đạo châu Âu có thể thấy được sự bất lực của mình trong bối cảnh một số lượng lớn hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa như Patriot, HAWK, NASAMS đã được chuyển giao cho Kiev.
Lầu Năm Góc thiếu các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa để bảo vệ đáng tin cậy không chỉ lục địa Mỹ mà còn cả các lực lượng quân sự Mỹ ở Châu Âu, Trung Đông và Châu Á. Cuộc đối đầu của Mỹ với Nga, Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên trong bối cảnh xuất hiện các hệ thống tấn công mới đang buộc Washington phải tập trung mọi nguồn lực vào nhu cầu của riêng mình, thay vì nỗ lực bảo vệ các đồng minh.
Washington chưa sẵn sàng triển khai số lượng tên lửa và hệ thống phòng không cần thiết ở châu Âu trong tương lai gần để bảo vệ các cơ sở quan trọng của mình tại đó. Ngành công nghiệp Mỹ không có khả năng sản xuất đủ số lượng hệ thống phòng không (chủ yếu là THAAD và Patriot) và tên lửa phòng không có điều khiển cho chúng, có tính đến nhu cầu xuất khẩu các hệ thống đó theo hợp đồng thương mại.
Trên hết, Washington đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng trong việc tuyển dụng quân nhân, bao gồm cả các đơn vị phòng không.
Cuộc xung đột ở Ukraine đã chứng minh được sự dễ bị tổn thương của các nước thành viên NATO châu Âu trước các cuộc tấn công tên lửa lớn. Châu Âu hiện có thể thấy rõ rằng các hệ thống phòng thủ tên lửa và không quân của Mỹ triển khai trên lục địa này sẽ không thể đảm bảo mức độ bảo vệ cần thiết.
Các nước châu Âu tiếp tục cung cấp hệ thống vũ khí của riêng họ (như IRIS-T và SAMP/T) cho Kiev. Điều này khiến các cơ sở quân sự chiến lược ở châu Âu dễ bị tấn công bằng cách sử dụng các hệ thống mạnh mẽ như Oreshnik. Thổ Nhĩ Kỳ đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống phòng không và tên lửa của riêng họ (SIPER, Hisar O+) có thể thay thế cả các sản phẩm của Mỹ và châu Âu và cố gắng thâm nhập thị trường các nước thành viên NATO châu Âu.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.