Nhu cầu dùng mạng riêng ảo VPN tăng khủng ở quốc gia này khi công dân điều hướng thoát kiểm duyệt internet

Huỳnh Dũng Chủ nhật, ngày 09/10/2022 07:22 AM (GMT+7)
Nhu cầu về các dịch vụ VPN đã tăng vọt hơn 2.100% vào ngày 22 tháng 9 so với 28 ngày trước đó dưới sự đàn áp của Iran, theo số liệu từ Top10VPN.
Bình luận 0

Cụ thể, người Iran đang chuyển sang sử dụng các mạng riêng ảo để vượt qua sự gián đoạn internet trên diện rộng khi chính phủ cố gắng che giấu việc đàn áp các cuộc biểu tình lớn.

Theo dữ liệu từ các công ty giám sát internet Cloudflare và NetBlocks, sự cố "chặn mạng" bắt đầu tấn công các mạng viễn thông của Iran vào ngày 19 tháng 9, và đã tiếp diễn trong hai tuần rưỡi qua. Các nhóm giám sát Internet và các nhà hoạt động quyền kỹ thuật số cho biết họ đang chứng kiến sự gián đoạn mạng "kiểu giới nghiêm" hàng ngày, với việc truy cập bị chặn từ khoảng 4 giờ chiều giờ địa phương cho đến tận đêm.

Tehran đã chặn quyền truy cập vào WhatsApp và Instagram, hai trong số các dịch vụ truyền thông xã hội chưa được kiểm duyệt cuối cùng ở Iran. Twitter, Facebook, YouTube và một số nền tảng khác đã bị cấm trong nhiều năm.

Nhu cầu về các dịch vụ VPN đã tăng vọt hơn 2.100% vào ngày 22 tháng 9 so với 28 ngày trước đó dưới sự đàn áp của Tehran, theo số liệu từ Top10VPN. Ảnh: @AFP.

Nhu cầu về các dịch vụ VPN đã tăng vọt hơn 2.100% vào ngày 22 tháng 9 so với 28 ngày trước đó dưới sự đàn áp của Tehran, theo số liệu từ Top10VPN. Ảnh: @AFP.

Do đó, người Iran đã đổ xô vào VPN, dịch vụ mã hóa và định tuyến lại lưu lượng truy cập của họ đến một máy chủ từ xa ở những nơi khác trên thế giới để che giấu hoạt động trực tuyến của họ. Điều này đã cho phép họ khôi phục kết nối với các trang web và ứng dụng bị hạn chế.

Vào ngày 22 tháng 9, một ngày sau khi WhatsApp và Instagram bị cấm, nhu cầu về dịch vụ VPN đã tăng vọt 2.164% so với 28 ngày trước đó, theo số liệu từ Top10VPN, một trang web nghiên cứu và đánh giá VPN.

Simon Migliano, trưởng nhóm nghiên cứu của Top10VPN, nói với đài CNBC rằng: "Mạng xã hội đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc biểu tình trên khắp thế giới. Nó cho phép những người biểu tình tổ chức và đảm bảo các nhà chức trách không thể kiểm soát việc tường thuật, hy ngăn chặn các bằng chứng về vi phạm nhân quyền".

Ông nói thêm: "Quyết định của chính quyền Iran chặn quyền truy cập vào các nền tảng này khi các cuộc biểu tình nổ ra đã khiến nhu cầu về VPN tăng vọt".

Nhu cầu cao hơn nhiều so với thời kỳ nổi dậy của năm 2019, được kích hoạt bởi giá nhiên liệu tăng và dẫn đến tình trạng "bị chặn" gần như toàn bộ Internet trong 12 ngày. Vào thời điểm đó, nhu cầu cao điểm chỉ cao hơn bình thường khoảng 164%, theo Migliano.

Các cuộc biểu tình trên toàn quốc về quy định trang phục Hồi giáo nghiêm ngặt của Iran bắt đầu vào ngày 16 tháng 9 sau cái chết của Mahsa Amini, một phụ nữ 22 tuổi. Amini đã chết trong những hoàn cảnh đáng ngờ sau khi bị giam giữ - và bị cho là bị tấn công - bởi cái gọi là "cảnh sát đạo đức" của Iran vì đội khăn trùm đầu quá lỏng lẻo. Nhà chức trách Iran phủ nhận mọi hành vi sai trái và tuyên bố Amini chết vì đau tim.

Theo tổ chức phi chính phủ Nhân quyền Iran, ít nhất 154 người đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình, bao gồm cả trẻ em. Chính phủ đã báo cáo 41 trường hợp tử vong. Tehran đã tìm cách ngăn chặn việc chia sẻ các hình ảnh về cuộc đàn áp của họ và cản trở hoạt động truyền thông nhằm vào các cuộc tổ chức biểu tình tiếp theo.

Bộ Ngoại giao Iran đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của Đài CNBC về vấn đề này.

Công ty khởi nghiệp Thụy Sĩ Proton cho biết họ đã chứng kiến số lượt đăng ký hàng ngày vào dịch vụ VPN của mình lên tới 5.000% vào thời điểm cao điểm của các cuộc biểu tình Iran so với mức trung bình. Proton được biết đến nhiều nhất với tư cách là người tạo ra ProtonMail, một dịch vụ email tập trung vào quyền riêng tư phổ biến.

"Kể từ khi Mahsa Amini bị giết, chúng tôi đã thấy nhu cầu về Proton VPN tăng lên rất nhiều", Giám đốc điều hành và người sáng lập Proton, Andy Yen nói với CNBC. "Tuy nhiên, ngay cả trước đó, việc sử dụng VPN ở Iran vẫn cao do kiểm duyệt và lo ngại bị giám sát".

"Trong lịch sử, chúng tôi đã chứng kiến các cuộc đàn áp internet trong thời kỳ bất ổn ở Iran dẫn đến việc sử dụng VPN gia tăng".

Các dịch vụ VPN phổ biến nhất trong các cuộc biểu tình ở Iran là Lantern, Mullvad và Psiphon, theo Top10VPN, trong đó ExpressVPN cũng có mức tăng lớn. Một số VPN được sử dụng miễn phí, trong khi những VPN khác yêu cầu đăng ký với khoản phí hàng tháng.

Quyết định của chính quyền Iran chặn quyền truy cập vào các nền tảng này khi các cuộc biểu tình nổ ra đã khiến nhu cầu về VPN tăng vọt. Ảnh: @AFP.

Quyết định của chính quyền Iran chặn quyền truy cập vào các nền tảng này khi các cuộc biểu tình nổ ra đã khiến nhu cầu về VPN tăng vọt. Ảnh: @AFP.

"Không phải là một viên đạn bạc"

Tuy nhiên, việc sử dụng VPN ở các quốc gia bị hạn chế chặt chẽ như Iran không phải là không có thách thức. Deryck Mitchelson, giám đốc an ninh thông tin của khu vực EMEA tại Check Point Software cho biết: "Các chế độ chặn địa chỉ IP của máy chủ VPN khá dễ dàng nhưng chúng có thể được tìm thấy khá dễ dàng rồi bị chặn ngược lại. Vì lý do đó, bạn sẽ thấy rằng các VPN mở chỉ khả dụng trong một thời gian ngắn trước khi chúng được xác định và bị chặn ngược lại".

NetBlocks cho biết trong một bài đăng trên blog, tình trạng chặn Internet định kỳ ở Iran "tiếp tục diễn ra hàng ngày theo kiểu giới nghiêm". NetBlocks cho biết sự gián đoạn "ảnh hưởng đến kết nối ở lớp mạng", có nghĩa là chúng không dễ dàng được giải quyết thông qua việc sử dụng VPN.

Mahsa Alimardani, một nhà nghiên cứu tại nhóm vận động ngôn luận tự do Article 19, cho biết một liên hệ mà cô ấy đang liên lạc ở Iran cho thấy mạng của anh ấy không kết nối được với Google, mặc dù đã cài đặt VPN.

Mahsa Alimardani nói: "Nhờ công nghệ kiểm tra các lớp sâu đã được trong hệ thống mạng, ác nhà chức trách đang tích cực hơn nhiều trong việc tìm cách ngăn chặn các kết nối VPN mới".

Nhưng Giám đốc điều hành và người sáng lập Proton, Andy Yen cho biết Proton có "công nghệ chống kiểm duyệt" được tích hợp trong phần mềm VPN của mình để "đảm bảo kết nối ngay cả trong các điều kiện mạng khó khăn".

Thực tế, VPN không phải là kỹ thuật duy nhất mà công dân có thể sử dụng để vượt qua kiểm duyệt internet. Các tình nguyện viên đang thiết lập cái gọi là máy chủ proxy Snowflake, hoặc "proxy" trên trình duyệt của họ để cho phép người Iran truy cập vào Tor - phần mềm định tuyến lưu lượng truy cập thông qua mạng "chuyển tiếp" trên khắp thế giới để làm xáo trộn hoạt động của họ thoát khỏi kiểm duyệt của nhà chức trách".

Yen cho biết: "Cũng như VPN, người Iran cũng đã tải xuống Tor với số lượng nhiều hơn bình thường". Trong khi đó, ứng dụng nhắn tin mã hóa Signal đã biên soạn một hướng dẫn về cách người Iran có thể sử dụng proxy để vượt qua kiểm duyệt và truy cập vào ứng dụng Signal, ứng dụng đã bị chặn ở Iran vào năm ngoái. Proxy phục vụ một mục đích tương tự như Tor, đào đường hầm lưu lượng truy cập thông qua một cộng đồng máy tính để giúp người dùng ở các quốc gia nơi truy cập trực tuyến bị hạn chế bảo vệ ẩn danh khi hoạt động trực tuyến.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem