Được xây dựng vào năm 1929, chợ trung tâm Đà Lạt không chỉ là một trung tâm buôn bán sầm uất mà còn là một di tích lịch sử quan trọng của "thành phố mộng mơ" này. Ảnh: Diện mạo chợ Đà Lạt vào năm 1965.
Hồi đầu, dân địa phương thường gọi chợ Đà Lạt là Chợ Cây bởi lẽ các nguyên liệu sơ khai để xây khu chợ này đều làm từ gỗ và các tấm gỗ uốn sóng. Vào năm 1958, một trong số hạng mục của khu chợ được xây dựng trên khu vực đầm lầy dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư Nguyễn Duy Đức. Cây cầu đi bộ nối thẳng tới Chợ Đà Lạt.
Sau đó, kiến trúc sư danh tiếng Ngô Viết Thụ từ Pháp trở về tham gia chỉnh trang lại chợ trung tâm Đà Lạt. Hầu hết các khu nhà ở chợ này cho tới nay vẫn giữ nguyên hình dạng như bản thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Viết Thụ, bao gồm cây cầu đi bộ và thảm hoa phía trước tòa nhà. Ảnh: Những khung hình hiếm hoi về chợ trung tâm thành phố Đà Lạt trong khoảng thời gian 1920-1929.
Kiến trúc chợ Đà Lạt hồi năm 1938.
Người dân địa phương, trong đó có các đồng bào dân tộc, ra chợ Đà Lạt. Ảnh chụp năm 1956.
Hình ảnh khu chợ trung tâm của thành phố Đà Lạt vào năm 1969 do Tom Petersen chụp.
Một cửa hàng bán hoa tại khu chợ này.
Cảnh buôn bán ở chợ Đà Lạt năm 1967.
Diện mạo mới mẻ của chợ Đà Lạt vào năm 1961 dưới ống kính của phóng viên tạp chí Life.
Các sạp hàng bán ở phía dưới cầu đi bộ tại chợ Đà Lạt.
Sạp quả bày bán bên trong chợ.
Chợ trung tâm Đà Lạt năm 1965.
Chị bán hàng đang trở về nhà sau khi bán hết hàng tại chợ Đà Lạt.
Khung cảnh thành phố Đà Lạt nhìn từ trên cao xuống. Ảnh chụp năm 1967. (Nguồn ảnh FLI).
PV (Kiến Thức)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.