Trong cuộc chiến tranh của Napoleon, người dân ở Hartlepool - một thị trấn nhỏ ở miền Bắc nước Anh đã tìm thấy một con tàu Pháp bị lật ngoài khơi. Họ phát hiện ra rằng tất cả mọi người trên tàu đều đã chết, ngoại trừ một chú khỉ nhỏ đang bám vào một mảnh gỗ. Con khỉ này mặc trên mình quân phục Pháp để mua vui cho thủy thủ đoàn. Do chưa từng nhìn thấy một con khỉ hay một người Pháp trước đây nên họ cho rằng con khỉ chính là gián điệp của Pháp và quyết định thẩm vấn động vật đầy lông lá này.
Họ đã đưa con khỉ lên bờ và tiến hành một phiên xét xử. Khi con khỉ không thể trả lời được bất cứ câu hỏi nào, họ cho rằng nó đang bất hợp tác. Sau nhiều lần tra hỏi không thành công, dân làng đã dựng một giá treo cổ để xử tử con vật tội nghiệp này. Ngày nay, có một đội bóng bầu dục ở Hartlepool đã tự đặt cho mình cái tên Monkey Hangers.
2. Vị vua tài ba bị hạ gục bằng một viên gạch
Vua Pyrrhus của Epirus là nhà chính trị, quân sự lỗi lạc của Hy Lạp cổ đại. Ông đã gây dựng tên tuổi như một vị tướng tài ba trong hàng loạt các cuộc chiến ở Balkan. Nhưng ít ai biết rằng ông lại bị hạ gục bởi một phụ nữ lớn tuổi tay không tấc sắt trong một trận đánh tại thành phố Argos.
Trong trận đánh này, Pyrrhus đã bị mắc kẹt giữa những con đường nhỏ hẹp trong thành phố. Khi ông đang chiến đấu với một người lính Argive, thì người mẹ già của người lính này đứng từ trên sân thượng đã quan sát toàn bộ vụ việc. Để bảo vệ con trai mình bà ném một viên gạch vào Pyrrhus khiến ông bị ngã ngựa và gãy xương sống. Một dân quân của Argos đã kết thúc sự đau đớn của Pyrrhus bằng cách chém đầu. Pyrrhus bị giết vào năm 272 trước Công nguyên, khi ông mới được 42 tuổi.
3. Ca phẫu thuật có tỷ lệ tử vong 300%
Vào năm 1847, bác sỹ Robert Liston – người được cho là sở hữu tốc độ phẫu thuật nhanh nhất thế giới đã thực hiện cuộc phẫu thuật cắt bỏ chân của một bệnh nhân. Mọi quу trình vẫn diễn ra bình thường cho đến khi người bệnh bắt đầu lăn lộn vì qúa đau. Các trợ lý cố gắng hết sức để giữ bệnh nhân.
Trong sự hỗn loạn đó, RoƄert đã thực hiện hành động nhanh đến mức ông vô tình cắt đứt ngón tɑy trợ lý của mình. Cả bệnh nhân và trợ lý sau đó đều tử vong vì nhiễm trùng máu, còn một trong số những người chứng kiến ca phẫu thuật thì chết vì quá sốc. Và như vậy, ca phẫu thuật này đã trở thành ca phẫu thuật thất bại nhất trong lịch sử với tỷ lệ tử vong là 300%.
4. Bữa tối khủng khiếp của trùm phát xít Adolf Hitler
Trùm phát xít Đức Adolf Hitler từng có thời điểm phải uống 28 loại thuốc khác nhau để điều trị chứng “đầy hơi khó chịu”. Phương pháp điều trị này là sự kết hợp của cocaine, amphetamine, nhau thai người, strychnine và atropine. Tuy vậy, việc sử dụng quá nhiều loại thuốc đã khiến Adolf Hitler bị một số phản ứng phụ như thay đổi tâm trạng dữ dội, hưng phấn, mất tập trung, hành vi thất thường. Chế độ ăn kiêng khắc nghiệt, bệnh dạ dày tái phát, chứng hoang tưởng và sự phụ thuộc vào bác sĩ Theodor Morell – người lạm dụng thuộc an thần để điều trị, đã khiến các bữa ăn tối của Hitler trở thành điều khủng khiếp với các vị khách được ông mời đến.
5. Trận lụt bia ở London
Vào ngày 17/10/1814 tại London, Anh, đã xảy ra một thảm họa kỳ lạ cướp đi sinh mạng của 8 người, phá hủy nhiều nhà cửa. Một thùng bia khổng lồ đã nổ tung trong Nhà máy bia Horse Shoe. Lực của vụ nổ lớn đến mức làm thủng cả bức tường gạch dày phía sau của nhà máy bia và khiến các thùng bia khác gần đó vỡ tung ra. Lượng bia chảy ra từ nhà máy ước tính khoảng 320.000 gallon, tạo ra một “cơn sóng thần bia” cao hơn 4,5m tràn vào các tuyến phố và những ngôi nhà ở St. Giles Rookery – một khu vực nghèo nàn của thành phố. Sau đó, lực lượng cứu hộ đã cố gắng tìm kiếm những người sống sót trong các đống đổ nát. Nhiều báo cáo cho biết, mùi hôi thối của bia bị lên men đã kéo dài hàng tháng trời.
6. Điệp viên 2 mang được cả quân Đồng minh và Đức Quốc xã ưu ái
Juan Pujol García là điệp viên 2 mang nổi tiếng trong Thế chiến 2, với mật danh Garbo. Ông đến từ Tây Ban Nha và giống như các thanh niên Tây Ban Nha thời bấy giờ, ông vô cùng căm ghét chế độ Đức Quốc xã. Ông đã viết thư cho các quan chức Anh và Pháp rằng sẽ giúp họ theo dõi các hành động của Đức, nhưung cả hai nước này đều từ chối sự giúp đỡ của ông. Vì thế ông đã tự mình thực hiện công việc này.
Ông đóng giả là một quan chức chính phủ Tây Ban Nha – người vô cùng mến mộ Đức Quốc xã và đã được chấp thuận trở thành nhân viên đặc vụ của Đức. Mặc dù được giao nhiệm vụ do thám Anh nhưng ông lại đến Lisbon, tạo ra các báo cáo giả mạo dựa trên tạp chí và phim truyền hình của Anh. Sau một thời gian, Anh nhận ra rằng Juan Pujol García đã làm rất tốt việc phân tán các nguồn lực của Đức Quốc xã và nhận ông làm gián điệp. Ông đã làm việc trong suốt cuộc chiến và nhận sự tài trợ của Đức cho mạng lưới gián điệp giả mạo của mình. Ông từng nhận nhiệm vụ đánh lạc hướng quân Đức trong trận Normandy.
Dù là điệp viên hai mang nhưng ông đã được cả Đức Quốc xã và Anh trao tặng huân chương cho công việc của mình. Khi Thế chiến thứ hai kết thúc, Garbo lo sợ sự trả thù của những tên Đức Quốc xã còn sống sót. Với sự trợ giúp của MI5, ông đã du lịch tới Angola và tạo một vụ giả chết vì bệnh sốt rét năm 1949, sau đó đến sống ở Lagunillas, Venezuela.
6. 2 chiếc ô tô duy nhất trên đường phố Ohio đâm vào nhau
Vụ tai nạn ô tô xảy ra tại thành phố Ohio vào năm 1895 là vụ tai nạn ô tô đầu tiên trên thế giới. Ngày nay, nơi này được biết đến với tên gọi West Side Cleveland. Vào thời điểm đó chỉ có 2 chiếc ô tô tại bang Ohio và thật khó tin là chúng có thể đâm vào nhau. Nhưng điều này lại là sự thật.
Nguyên nhân là do hệ thống đường sá ở thời điểm đó không dành cho phương tiện giao thông, vì thế đã dẫn đến một trong những vụ tai nạn nghiêm trọng nhất trong những ngày đầu của ngành công nghiệp ô tô. Tuy nhiên, vụ việc này đã dẫn đến một cuộc cải tổ toàn diện về cách thức xây dựng đường sá và các biện pháp an toàn trên xe ô tô mà chúng ta biết đến ngày nay như thắt dây an toàn hay túi khí.
7. Đưa các “vị thần” trở lại
Trong Thế chiến 2, một số bộ lạc ở các đảo Thái Bình Dương lần đầu tiên được tiếp xúc với “nền văn minh” khi Mỹ thiết lập các căn cứ quân sự trên các hòn đảo của họ. Quân đội Mỹ mang theo những vật dụng và nguồn thực phẩm mà người dân địa phương yêu thích. Khi chiến tranh kết thúc, những bộ lạc này đã xây dựng các đường băng mới, bắt chước các cuộc tập trận của quân đội, thậm chí chế tạo máy bay bằng rơm để cố gắng mang trở lại những "vị thần" đã “ban” cho họ thức ăn, thuốc men và các vật dụng.
8. Phát minh ống nghe y học
Trước khi phát minh ra ống nghe, các bác sỹ thường phải áp sát tai của họ lên ngực bệnh nhân để nghe nhịp tim. Tuy vậy, trong một lần khám bệnh, bác sỹ René Laennec đã quá xấu hổ khi phải áp tai lên ngực của một bệnh nhân nữ. Vì thế ông đã lấy một tờ giấy để cuộn thành cái ống và đặt lên ngực cô. Phương pháp này có hiệu quả và sau đó René Laennec đã tự mình chế tạo ra ống nghe để khám bệnh. Phát minh của Rene đã đưa y học phát triển một bước dài.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.