Những công nghệ vũ khí Trung Quốc thèm khát, nhưng Nga không bao giờ bán

Thứ năm, ngày 02/07/2020 18:32 PM (GMT+7)
Nước Nga không còn mạnh như dưới thời Liên Xô, nền kinh tế suy yếu và chi tiêu quân sự không đủ, Nga phải xuất khẩu các công nghệ sản xuất vũ khí - những thứ mà trước đây luôn thuộc về bí mật quốc gia.
Bình luận 0
Những công nghệ vũ khí Trung Quốc thèm khát, nhưng Nga không bao giờ bán - Ảnh 1.

Nước Nga là quốc gia kế thừa lớn nhất sau khi Liên Xô sụp đổ, nhưng do khó khăn về kinh tế của thời kỳ hậu Xô viết, nhiều vũ khí được cho là đồ "quốc bảo" của Liên Xô trước kia đã được đem rao bán, như máy bay chiến đấu Su-27, xe tăng chiến đấu chủ lực T-80. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-27 và các biển thể, là loại vũ khí xuất khẩu ăn khách nhất của Nga.

Những công nghệ vũ khí Trung Quốc thèm khát, nhưng Nga không bao giờ bán - Ảnh 2.

Xuất khẩu vũ khí đã đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho Nga, giúp Nga tiếp tục đầu tư công nghệ vũ khí; trong các khách hàng lớn về vũ khí và công nghệ của Nga có Trung Quốc; chính nguồn tài chính dồi dào của Trung Quốc đã giúp sản xuất vũ khí của Nga thời hậu Xô viết vượt qua khủng hoảng. Ảnh: Chiến đấu cơ Su-35 mà Trung Quốc nhạp từ Nga.

Những công nghệ vũ khí Trung Quốc thèm khát, nhưng Nga không bao giờ bán - Ảnh 3.

Do vậy không có gì là khó hiểu khi hiện nay nhiều vũ khí của Trung Quốc được xem là "bản sao" hoàn hảo của vũ khí Liên Xô/Nga như J-11 (sao Su-27), J-16 (Su-33), tên lửa phòng không HQ-9 (Buk-M1)…và chính việc xuất khẩu vũ khí cũng như công nghệ tiên tiến của Nga đã giúp ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc phát triển mạnh mẽ như ngày nay. Ảnh: Chiến đấu cơ J-11, bản sao hoàn hảo của Su-27 của Nga.

Những công nghệ vũ khí Trung Quốc thèm khát, nhưng Nga không bao giờ bán - Ảnh 4.

Nhưng có 3 công nghệ quốc phòng tiên tiến của Nga mà Trung Quốc rất thèm muốn, nhưng dù Nga có khó khăn về kinh tế, nhưng họ không bao giờ bán; bởi đó là những công nghệ then chốt liên quan trực tiếp đến vận mệnh an ninh của nước Nga. Ảnh: Mô hình tàu ngầm hạt nhân lớp Borei của Nga.

Những công nghệ vũ khí Trung Quốc thèm khát, nhưng Nga không bao giờ bán - Ảnh 5.

Công nghệ thứ nhất Trung Quốc không bao giờ mua được của Nga, đó là công nghệ chế tạo tàu ngầm hạt nhân. Tàu ngầm hạt nhân là thành tựu công nghệ của Liên Xô, mà sau này Nga là quốc gia được kế thừa; đây là vũ khí chiến lược quan trọng nhất trong bộ ba răn đe hạt nhân của Liên Xô trước kia và Nga hiện nay.

Những công nghệ vũ khí Trung Quốc thèm khát, nhưng Nga không bao giờ bán - Ảnh 6.

Nhờ có nhiều năm phát triển, tàu ngầm hạt nhân của Nga đã tiến xa hơn; trong cuộc đua phát triển tàu ngầm hạt nhân, chỉ có Mỹ là đối thủ cạnh tranh xứng tầm với Nga trên lĩnh vực chế tạo tàu ngầm hạt nhân. Ảnh: Tàu ngầm hạt nhân lớp Borei của Nga.

Những công nghệ vũ khí Trung Quốc thèm khát, nhưng Nga không bao giờ bán - Ảnh 7.

Cho dù Trung Quốc hiện đang có một tiềm lực công nghiệp khổng lồ và những kinh nghiệm hết sức phong phú trong lĩnh vực “sao chép” các sản phẩm của thế giới, nhưng Trung Quốc không đủ sức để chế tạo một tàu ngầm tương tự của tàu ngầm hạt nhân Nga. Mặ dù Trung Quốc rất cần phát triển hạm đội tàu ngầm tiến công hạt nhân, để làm công cụ "răn đe" chiến lược với Mỹ. Ảnh: Tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn của Trung Quốc.

Những công nghệ vũ khí Trung Quốc thèm khát, nhưng Nga không bao giờ bán - Ảnh 8.

Công nghệ thứ hai mà Trung Quốc thèm muốn là tên lửa đạn đạo liên lục địa, như tổ hợp tên lửa Sarmat; đây là loại tên lửa đạn đạo có tầm bắn và trọng lượng lớn nhất trên thế giới; Sarmat được biết đến không chỉ bởi khả năng sát thương khổng lồ, mà còn bởi khả năng vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại nhất. Ảnh: Tên lửa Sarmat của Nga.

Những công nghệ vũ khí Trung Quốc thèm khát, nhưng Nga không bao giờ bán - Ảnh 9.

Tên lửa liên lục địa Sarmat có được ưu điểm này, chủ yếu do tên lửa sử dụng công nghệ đầu đạn đa phân hướng (MIRV); Sarmat có thể mang được từ 10-15 đầu đạn hạt nhân, tiêu diệt các mục tiêu ở các địa điểm khác nhau, với mức chính xác rất cao. Ảnh: Đầu đạn đa phân hướng của tên lửa Sarmat.

Những công nghệ vũ khí Trung Quốc thèm khát, nhưng Nga không bao giờ bán - Ảnh 10.

Mặc dù Trung Quốc hiện đang có mọi công nghệ cần thiết để chế tạo tên lửa đạn đạo thông thường. Tuy nhiên trong chế tạo tên lửa xuyên lục địa, Trung Quốc vẫn còn khoảng cách lớn với Mỹ và Nga, nhất là công nghệ MIRV; do vậy Trung Quốc rất cần công nghệ này, để chế tạo loại tên lửa có thể đem ra để "mặc cả" với Mỹ. Ảnh: Lắp đặt đầu đạn con vào tên lửa LGM-118 Peacekeeper của Mỹ.

Những công nghệ vũ khí Trung Quốc thèm khát, nhưng Nga không bao giờ bán - Ảnh 11.

Cuối cùng trong danh sách công nghệ của Nga mà Trung Quốc thèm muốn, đó là công nghệ sản xuất động cơ máy bay. Theo các nhà chuyên môn, sự phát triển của người Nga trong lĩnh vực này, đã vượt qua Trung Quốc cả vài thế hệ. Ảnh: Động cơ máy bay chiến đấu Saturn AL-31 do Nga sản xuất, được lắp trên các máy bay chiến đấu của Trung Quốc.

Những công nghệ vũ khí Trung Quốc thèm khát, nhưng Nga không bao giờ bán - Ảnh 12.

Tuy nhiên sản xuất động cơ lại là một mắt xích yếu trong ngành công nghiệp quân sự của Trung Quốc, làm chậm sự phát triển của họ. Đó là lý do tại sao Trung Quốc rất muốn có được công nghệ Nga trong lĩnh vực này. Ảnh: Động cơ Saturn AL-41F, nâng cấp từ AL-31F, vốn dùng cho Su-35 và Su-57 của Nga. Ảnh: Wikipedia

Những công nghệ vũ khí Trung Quốc thèm khát, nhưng Nga không bao giờ bán - Ảnh 13.

Thật không may là Nga sẽ không bán ba loại công nghệ được mô tả ở trên, vì tất cả những lĩnh vực trên đều có liên quan trực tiếp đến “sự cân bằng” giữa Nga với Mỹ và liên quan trực tiếp đến an ninh quốc gia của Nga nói chung. Ảnh: Các kỹ thuật viên Trung Quốc đang tìm hiểu kỹ thuật của động cơ máy bay Nga.

Những công nghệ vũ khí Trung Quốc thèm khát, nhưng Nga không bao giờ bán - Ảnh 14.

Đó là lý do tại sao những thành tựu của Nga trong lĩnh vực này sẽ không được chia sẻ với bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới, kể cả với Trung Quốc và ba công nghệ trên của Nga mãi ngoài tầm với của Trung Quốc. Ảnh: Máy bay Trung Quốc vẫn phải hoạt động nhờ "trái tim" được sản xuất từ Nga.

 

Tiến Minh (Theo Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem