Tín hiệu mới từ thị trường
Những phân tích mới đây về Thị trường Xuất Nhập Khẩu Việt Nam cuối năm 2024 đã có những chuyển biến tích cực từ 9 tháng đầu năm tạo tiền đề cho sự hồi phục và có thể đạt kỉ lục vào cuối năm. Trong tháng 11, nhìn chung xu hướng hạ lãi suất đã tạo đà hồi phục cho các nền kinh tế lớn trên thế giới, từ đó dự kiến sẽ có những hỗ trợ nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng trong tháng 12.
Dự báo về xuất khẩu trong tháng cuối cùng của năm 2024 còn nhiều khó khăn, rủi ro từ các yếu tố khách quan nhưng xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đang nỗ lực về đích đồng thời hướng tới những kỷ lục mới.
Trong tháng 11, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 66,4 tỷ USD, giảm 4,1% so với tháng trước và tăng 9,0% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười một tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 24,31 tỷ USD.
Năm 2024, kinh tế thế giới đã khởi sắc hơn năm 2023, lạm phát tại nhiều nền kinh tế lớn có xu hướng giảm khiến nhu cầu thế giới tăng lên. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất giúp xuất khẩu của Việt Nam đạt kết quả tích cực. Các doanh nghiệp, gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp trong nước đều có sự chuẩn bị kỹ lưỡng ngay ở thời điểm còn khó khăn để sẵn sàng đón nhận cơ hội; khi nhu cầu thế giới tăng trở lại trong năm nay, doanh nghiệp lập tức đẩy mạnh xuất khẩu. Một số thị trường xuất, nhập khẩu chủ yếu trong 11 tháng năm 2024 đạt mức tăng trưởng khả quan.
Trong tháng cuối năm, để hoạt động xuất, nhập khẩu "về đích" đạt và vượt mục tiêu đã đặt ra, chúng ta cần tiếp tục tập trung khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có hiệu lực và ký kết, triển khai các Hiệp định mới để mở rộng, đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất nhập khẩu, chuỗi cung ứng; tăng cường khai thác các thị trường lân cận, còn tiềm năng, chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu, thúc đẩy xuất khẩu bền vững; tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, đẩy mạnh hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm củng cố thể chế về phòng vệ thương mại hướng tới bảo vệ nền kinh tế, doanh nghiệp, thị trường trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế; tiếp tục nâng cao việc sử dụng hiệu quả công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ ngành sản xuất trong nước và hỗ trợ hiệu quả các ngành xuất khẩu của Việt Nam ứng phó hiệu quả các vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài.
Trong năm 2025, các chuyên gia kỳ vọng xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng 12.7% khi nhu cầu toàn cầu cải thiện, hoạt động thương mại và sản xuất vẫn kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi. Kế hoạch giải ngân đầu tư công lớn; Dòng vốn FDI kỳ vọng tiếp tục về Việt Nam cũng như các chính sách hỗ trợ phần cầu của kinh tế được kỳ vọng tiếp tục (tiếp tục giảm thuế VAT, hoãn thuế...) và môi trường lãi suất được kỳ vọng giữ ổn định ở vùng thấp… được kỳ vọng sẽ thành động lực chính hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Tận dụng lợi thế từ ngân hàng để đẩy mạnh kinh doanh
Từ bức tranh chung, vấn đề đầu tiên các doanh nghiệp xuất nhập khẩu quan tâm là tỷ giá trong giai đoạn cuối năm. "Chúng tôi luôn lo lắng về tỷ giá. Ngoài các đơn hàng, chỉ cần nắm bắt về tỷ giá cũng là cách giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu như chúng tôi gia tăng lợi nhuận". Anh Thanh Nguyên – chủ doanh nghiệp xuất khẩu linh kiện điện tử tại Đồng Nai chia sẻ.
Nắm bắt các ưu đãi tỷ giá, cũng là một trong những điểm quan trọng với doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Một số ngân hàng đã đồng hành và chi mạnh tay cho doanh nghiệp lĩnh vực này trong giai đoạn cuối năm. Chẳng hạn như ở Techcombank, doanh nghiệp xuất nhập khẩu được ưu đãi lớn với giao dịch càng nhiều mức ưu đãi tỷ giá càng cao. Doanh nghiệp được miễn phí tối đa 6 tháng phí chuyển tiền quốc tế khi đạt ngưỡng giao dịch >$40.000 USD; cơ hội bốc thăm may mắn chuyến đi Châu Âu cho toàn bộ đội nhóm, xe ô tô Vinfast VF6 trị giá gần 5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhà băng này còn miễn phí chuyển tiền quốc tế đến 31/12/2024, ưu đãi giảm lãi suất vay tới 3% để cung cấp vốn cho nhóm doanh nghiệp này. Đối với doanh nghiệp đấu thầu dự án mua sắm công, Techcombank nới rộng điều kiện xét duyệt bảo lãnh với hạn mức lên đến 50 tỷ đồng, miễn phí bảo lãnh cho khách hàng mới.
Rõ ràng, ngoài việc nắm bắt những diễn biến chung của thị trường cập nhật thường xuyên, bài toán tài chính luôn là điểm mấu chốt với doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đều chia sẻ việc lựa chọn một ngân hàng thực hiện nhanh gọn, phí thấp sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình giao dịch và tiết kiệm chi phí cũng như tối ưu hóa vận hành.
Hiện Techcombank đang là ngân hàng được doanh nghiệp xuất nhập khẩu tín nhiệm lựa chọn nhiều bởi ngoài sự đầu tư mạnh mẽ cho giao dịch trên ngân hàng số Techcombank Business. Theo đó, doanh nghiệp giao dịch thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ trên kênh online mà không cần bổ sung chứng từ gốc, 95% giao dịch thanh toán quốc tế có thể thực hiện qua kênh điện tử một cách nhanh chóng dễ dàng.
"Chúng tôi tin rằng tỷ giá hấp dẫn, thanh toán quốc tế dễ dàng cùng nhiều ưu đãi khác là một trong những thế mạnh để Techcombank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng cơ hội tiếp cận chuỗi cung ứng toàn cầu", Lãnh đạo Techcombank chia sẻ.
Với những giải pháp thiết thực từ ngân hàng, doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ tăng thêm các nguồn lực và tận dụng cơ hội để về đích sớm trong năm 2024 cũng như chuẩn bị cho năm 2025 với nhiều kỳ vọng bứt phá.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.