1. Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, bạn ăn đã thấy ngon miệng
Giáo sư Peter Hepper thuộc ĐH Queen tại Belfast (Bắc Ireland) đã tự hỏi rằng liệu chúng ta có thể cảm nhận hương vị thức ăn ngay từ trong bụng mẹ hay không. Ông quyết định thực hiện một nghiên cứu đối với 33 đứa trẻ có mẹ thường ăn hoặc không ăn thức ăn chứa tỏi trong khoảng thời gian cuối thai kỳ.
Kết quả đã cho thấy những đối tượng thường ăn thức ăn chứa tỏi khi mang thai, con của họ cũng sẽ ăn được tỏi vào năm 8 - 9 tuổi, trong khi đây là thức ăn trẻ em cực kỳ ghét.
Thế làm sao bé có thể cảm nhận được thức ăn khi đang nằm trong tử cung mẹ? Hepper giải thích rằng thức ăn được hấp thụ vào dịch ối, do đó khi bào thai bắt đầu biết nuốt (khoảng 10 tuần tuổi), chúng sẽ cảm nhận được những mùi vị từ thức ăn do mẹ cung cấp. Ngoài ra, mùi vị có thể đi thẳng từ miệng của mẹ đến máu của thai nhi thông qua hệ thống máu của người mẹ.
Không chỉ với tỏi, mà kết quả cũng tương tự khi thí nghiệm với nước cà rốt: những em bé khoảng 5 - 6 tháng rất thích món nước này nếu mẹ của chúng uống khi đang mang thai. Hepper cho rằng đây có lẽ là cách mà trẻ em nhận biết được cha mẹ mình: chúng trải nghiệm những mùi vị tương tự như khi đang còn là bào thai.
2. Bạn đã biết thưởng thức âm nhạc
Chúng ta thường quan niệm trẻ em sinh ra như một tờ giấy trắng không biết gì, nhưng thực tế chúng nhạy cảm một cách đáng ngạc nhiên với môi trường xung quanh, đặc biệt là phản ứng với những âm thanh nghe được khi người mẹ đang trong thai kì.
Một nhóm các nhà khoa học đến từ Phần Lan đã làm một thí nghiệm trên 2 nhóm thai phụ: nhóm được nghe các bài hát ru mỗi ngày, và nhóm không nghe.
Khi quan sát số trẻ được sinh ra, kết quả của thí nghiệm cho thấy: đứa bé có mẹ thuộc nhóm đầu tiên có phản ứng với các bài hát quen thuộc, trong khi các bé còn lại hoàn toàn không quan tâm.
Điều đó chứng tỏ, trẻ em đã biết nghe và thưởng thức nhạc ngay từ trong bụng.
3. Bạn đã biết phân biệt giọng nói
Athena Vouloumanos, một nhà tâm lý học thuộc ĐH New York đã thực hiện một nghiên cứu về cách để xem phản ứng của trẻ sơ sinh với những tiếng nói như thế nào.
Cô đã dùng các núm vú giả, trên đó gắn thụ cảm có thể đo được mức độ "mút" của trẻ. Kết quả là: trẻ nghe được âm thanh càng nhiều thì mút càng mạnh, và những âm thanh có chứa tiếng nói khiến phản ứng này mạnh hơn.
"Những bé người Anh sẽ phản ứng mạnh khi nghe tiếng Anh hơn là nghe tiếng Pháp" – Vouloumanos cho biết – "và bé người Pháp phản ứng mạnh hơn khi nghe tiếng Pháp hơn là tiếng Nga."
Trẻ nhận ra tiếng mẹ đẻ của mình, khi được nói bởi mẹ của mình và cả khi người khác nói. Còn đối với những bé có mẹ sử dụng thành thạo 2 ngôn ngữ, chúng có phản ứng tương tự nhau khi nghe cả 2 - theo Janet Werket - chuyên gia từ ĐH British Columbia.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.