Những điều ngỡ ngàng về ngôi trường "vạn người mơ"

 Việt Phong (Theo See) Thứ sáu, ngày 18/05/2018 16:55 PM (GMT+7)
Havard là ngôi trường danh tiếng, là niềm mơ ước của biết bao nhiêu bạn trẻ. Đằng sau sự danh tiếng đó cũng có những điều cực thú vị.
Bình luận 0

Bức tượng đặc biệt

img

Khi đến trường Havard, bất cứ ai cũng ghé qua bức tượng John Harvard. Các sinh viên Havard gọi đây là tượng "3 điều nói dối". Dưới tượng có ghi "John Havard - Người sáng lập, 1638", tuy nhiên, trên thực tế đây không phải là người sáng lập ngôi trường này. Havard cũng không phải thành lập năm 1638 mà là năm 1636. Đây là đại học lâu đời nhất ở Mỹ. Ngoài ra, người được lấy làm mẫu cho tượng cũng không phải là John Havard mà là một sinh viên điêu khắc Daniel Chester người Pháp. 

Trường Havard lâu đời hơn cả giải tích

img

Khi Havard được thành lập vào năm 1636, giải tích vẫn chưa được đưa vào giảng dạy vì chưa ra đời. Giải tích ra đời vào cuối những năm 1600 với việc công bố cuốn sách "Nova Methodus" của tác giả Gottsfield Leibniz. 

Số 8 đặc biệt

img

Havard là một trong những đại học danh giá nhất ở Mỹ và thế giới. Từ ngôi trường này đã có nhiều sinh viên tốt nghiệp và trở thành người có ảnh hưởng thế giới. Trong danh sách các cựu sinh viên có 8 người đã ký bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ gồm: John Hancock, Samuel Adams, John Adams, William Ellery, William Williams, William Hooper, Elbridge Gerry và Robert Treat Paine. Ngoài ra, có 8 Tổng thống Mỹ từng học ở đây gồm: John Adams, John Quincy Adams, Theodore Roosevelt, Franklin Roosevelt, John F. Kennedy, George W. Bush, Rutherford Hayes, Barack Obama.

Trường có 42 đội thể thao

img

Trường Havard có 42 đội thể thao thi đấu với các trường khác, trong đó cạnh tranh sát sao với đại học Yale. Sự cạnh tranh này thể hiển rõ nhất ở trận đấu bóng đá có tên The Game giữa hai trường. Truyền thống tổ chức trận đấu này có từ năm 1875 và trường Havard  xây dựng sân vận động đầu tiên vào năm 1903.

Thư viện lớn thứ 2 ở Mỹ

img

Thư viện Widener ở Havard là thư viện lớn thứ 2 ở Mỹ. Đây là thư viện có 10 tầng trong đó có 4 tầng hầm. Thư viện được đặt theo tên của Harry Elkin Widener - người đã tặng 3,5 triệu USD cho trường Havard để xây dựng thư viện. Khi muốn mở rộng khu vực thư viện, các kiến trúc sư đã xây thêm các phòng dưới tầng hầm. Đây là địa điểm lưu trữ các cuốn sách quý.

Thuộc nhóm 8 đại học hàng đầu nước Mỹ

img

Havard là một trong những đại học thuộc nhóm Ivy League. Đây là thuật ngữ để chỉ 8 trường đại học ở hàng đầu nước Mỹ gồm: đại học Brown, đại học Columbia, đại học Cornell, đại học Dartmouth, đại học Pennsylvania, đại học Princeton, đại học Yale. Các trường đại học này có chất lượng đào tạo cao, thu hút sinh viên từ khắp nơi. Ivy League cũng xuất phát từ truyền thống đã có từ những năm 1800, các sinh viên sẽ trồng Ivy (cây thường xuân) vào đầu năm học.

Cấm quay phim trong trường

img

Từ năm 1970, Đại học Havard cấm quay các phim có tính chất thương mại trong khuôn viên. Tuy nhiên cảnh quay thoáng qua về trường cũng được thấy trong phim Road trip and Old Shool.

Những khoản tài trợ "khủng"

img

Havard nhận được khoảng 36,4 tỷ USD tiền quyên góp tài trợ hồi năm 2014. Tài sản của trường này rất lớn khiến ai cũng phải kinh ngạc.

Lương khởi điểm của sinh viên sau khi tốt nghiệp rất cao

img

Havard là ngôi trường nổi tiếng về chất lượng đào tạo và thành tích học tập của sinh viên. Mức lương khởi điểm trung bình của sinh viên trường này sau khi tốt nghiệp là 60.000 USD/năm. Học phí của trường là hơn 58.000 USD/năm.

Khám phá ngôi trường danh giá của ''quý tử'' nhà Tổng thống Mỹ

Lựa chọn ngôi trường ở ngoại ô bang Maryland cho “quý tử” của mình, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đi theo con đường...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem