Những đứa trẻ bị cha mẹ quản lý và không được quản lý khi còn nhỏ, sau 12 tuổi có sự khác biệt rất lớn

Phan Hằng (Theo QQ) Chủ nhật, ngày 17/10/2021 00:55 AM (GMT+7)
Trước năm 12 tuổi nếu cha mẹ không dạy dỗ, quan tâm con cái, sau này sẽ khó có thể quản lý và uốn nắn trẻ được nữa.
Bình luận 0

Có một người cha rất thành công trong sự nghiệp ở Trung Quốc, ông có thể kiếm được vài triệu đô chỉ trong vài năm làm việc. Thế nhưng, khi trở về nhà, con trai ông đã lớn, rất lười học, thường đi gây rối khắp nơi.

Ông muốn dạy dỗ, uốn nắn lại con mình nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Có những lúc, lời ông nói ra hoàn toàn không có tác dụng gì, ngược lại còn khiến đứa trẻ phản kháng, tình cảm cha con ngày càng rạn nứt theo thời gian.

img

Ảnh minh họa.

Một trường hợp khác phải kể đến Tăng Tiểu Vân. Cô gái nhỏ này rất nổi tiếng trên MXH Trung Quốc, không chỉ vì thành tích xuất sắc trong kỳ thi tuyển sinh đại học mà là nét chữ của cô ấy cực kỳ đẹp. Nhiều người khi nhìn vào chữ viết của cô đều trầm trồ khen ngợi.

Trong một cuộc phỏng vấn, cha của Tăng Tiểu Vân chia sẻ: “Trọng tâm của việc giáo dục con cái không phải ở giai đoạn trung học mà là cấp tiểu học. Ngay từ lớp 1, gia đình chúng tôi đã chú ý đến việc rèn luyện thói quen. Một đứa trẻ nếu ngay từ nhỏ đã được rèn luyện những thói quen tốt, nó sẽ có lợi cho chúng trong suốt cuộc đời. Ngược lại, nếu trẻ hình thành thói quen xấu từ nhỏ, nó sẽ cản trở và hủy hoại tương lai của chúng”.

Một số cha mẹ khác cho rằng, trẻ học kém chỉ là nhất thời, cần để chúng tự do lựa chọn những gì mình thích thay vì ép học sẽ phản tác dụng. Kiểu giáo dục này có mặt lợi nhưng cũng có mặt hại, nếu một đứa trẻ không được cha mẹ quản lý, được tự do làm điều mình muốn, khi chúng nghiện game và không thoát ra được, việc học sẽ ngày càng sa sút.

Khoảng cách giữa những đứa trẻ có kỷ luật và không có kỷ luật sẽ rõ ràng hơn sau khi chúng 12 tuổi, cuộc đời sau này sẽ khác nhau hoàn toàn.

Trẻ nên được cha mẹ quản lý, kỷ luật càng sớm càng tốt, đặc biệt trước năm 12 tuổi

Một đứa trẻ phát triển theo từng giai đoạn, nếu cha mẹ hiểu được đặc điểm phát triển theo từng lứa tuổi, việc học hành của con cái sẽ tiến bộ dần theo thời gian.

- Từ 3 đến 6 tuổi là giai đoạn hình thành tính cách

Trước 3 tuổi, nhận thức của trẻ chỉ vừa mới “nhú mầm”, còn chưa rõ ràng nhưng sau 3 tuổi, chúng bắt đầu nhận thức mọi thứ rõ rệt hơn. Trẻ ở độ tuổi này có nhiều ý tưởng, khả năng học hỏi nhanh, cá tính bộc lộ mạnh mẽ.

img

- Từ 6 đến 12 tuổi là bước ngoặc trong quá trình phát triển tâm lý

Trẻ ở giai đoạn này chuyển từ cuộc sống gia đình sang cuộc sống của tập thể trong khuôn viên trường. Đây là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển tâm lý của trẻ, chúng thường gặp các vấn đề về hành vi và tâm lý như buồn chán, thiếu kiên nhẫn, hay trì hoãn…

- Trẻ sau 12 tuổi sẽ bước vào thời kỳ nổi loạn

Sau 12 tuổi, trẻ bắt đầu bước vào tuổi dậy thì, tâm lý chưa trưởng thành, thường ở trạng thái nhạy cảm. Nếu không được cha mẹ hướng dẫn chính xác, quản lý nghiêm khắc, trẻ rất dễ hư hỏng. Có thể nói rằng, sau tuổi 12, cái tôi của trẻ rất lớn, việc cha mẹ dạy dỗ cũng khó để trẻ tiếp thu hoàn toàn, thậm chí còn phản kháng lại một cách quyết liệt.

Có một sự thật đáng buồn rằng, nhiều cha mẹ không quan tâm tới con mình khi còn nhỏ nhưng lại muốn kiểm soát khi chúng lớn lên. Nếu cha mẹ quan tâm con cái càng sớm, đặc biệt trước năm 12 tuổi, điều này rất có lợi trong việc giáo dục trẻ sau này.

Cha mẹ cần làm gì để giúp con cái trở nên tốt hơn?

- Trở thành một tấm gương tốt

Cha mẹ là người thầy đầu tiên của con cái. Một số cha mẹ lúc nào cũng ôm khu khư cái điện thoại trên tay, con cái thấy như vậy cũng sẽ bắt chước làm theo. Làm sao cha mẹ có thể buộc tội con mình nghiện điện thoại trong khi bản thân họ cũng là một người như vậy.

Giáo dục gia đình tốt nhất chính là cha mẹ trở thành tấm gương tích cực cho con cái, giao tiếp với chúng nhiều hơn để hình thành những thói quen tốt.

img

- Trau dồi khả năng của trẻ theo từng giai đoạn

Ngoài kết quả học tập, cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến thói quen, hành vi, sở thích của con cái trong những năm đầu tiểu học.

Lớp 1 nên rèn luyện thói quen học tập tốt, tạo nền tảng giáo dục vững chắc.

Lớp 2 nên kích thích sự tò mò và tạo hứng thú cho trẻ học tập.

Lớp 3 nên giám sát có chừng mực, rèn luyện cho trẻ thói quen tự học.

Lớp 4 nên nâng cao kỹ năng ngôn ngữ và khả năng diễn đạt, chú ý rèn luyện tính cách bình tĩnh khi đối mặt với khó khăn.

Lớp 5 nên giảm bớt gánh nặng các môn học một cách hợp lý, cân bằng việc học và vận động thể thao.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem