Tôi trông già hơn nhiều so với tuổi 46 thực của tôi. Đôi mắt của tôi có quầng thâm, da mặt nhợt nhạt, lỗ chân lông to đến mức tôi có thể nhìn thấy chúng từ xa, chưa kể cằm xuất hiện những đốm mụn không mời mà tới.
Sarah thời điểm ngủ đủ 8 tiếng/đêm
Đó không phải là điều tồi tệ duy nhất. Tôi còn hay quên, trở nên hậu đậu và dễ cáu kỉnh. Đó là bởi tôi chỉ được ngủ có 6 tiếng mỗi đêm - giống tình cảnh của hàng ngàn phụ nữ khác hiện nay.
Với rất nhiều người trong chúng ta, thời gian dành cho công việc, con cái, các hoạt động xã hội đã “lấy mất” 1 cơ số giờ của giấc ngủ trong những năm gần đây.
Thay vì ngủ 8-9 tiếng mỗi đêm thì nay thời lượng giấc ngủ chỉ còn 5,55 tiếng, giảm đến hơn 1/3.
Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng việc ngủ ít chỉ 1-2 đêm sẽ tàn phá sự tập trung, trí nhớ, sự kiên trì hay làn da của tôi.
Nhưng khi tham gia thử nghiệm về giấc ngủ, tôi đã sớm nhận ra ngay sau vài ngày đầu tiên.
“Việc ngủ ít giống như bạn ngồi trên 1 chiếc xe tồi tàn lao qua những đoạn đường đầy ổ gà mỗi ngày. Xe càng đi nhiều thì càng hỏng nhiều, giống như bạn càng ngủ ít thì cơ thể bạn càng “tuột dốc” nhanh.
Sau vài ngày chỉ ngủ 6 tiếng, gương mặt Sarah thay đổi hẳn: lỗ chân lông nở tướng, da đỏ hơn và thêm vài đốm mụn ở cằm
Là một người mẹ của 3 đứa con, tôi đã phải trải qua nhiều năm ngủ ít. Dù được chị gái khuyên nhủ là cần phải ngủ ít nhất 6 tiếng mỗi ngày nhưng ngay từ đứa con đầu lòng, tôi đã có những đêm không ngủ.
Bây giờ, khi con cái đã lớn, cháu đầu tiên 9 tuổi, 2 nhóc sinh đôi sau 7 tuổi, tôi đã quen với giấc ngủ 7-8 tiếng và luôn ngủ nướng vào cuối tuần.
Sau những đêm thỉnh thoảng đi chơi với bạn bè, tôi lại thấy tội lỗi và luôn an ủi rằng mình sẽ ngủ bù ít nhất 6 tiếng.
Và rồi các chuyên gia về giấc ngủ đã tạo ra sự thay đổi nơi tôi.
Tôi đã bị cuốn hút tham gia vào một nghiên cứu của trường Giấc ngủ London nhằm mục đích tìm ra những gì tác động đến thói quen ngủ và tác động ra sao tới tâm trí và thân thể chúng ta. Và tôi cũng muốn biết 6 hay 8 tiếng cho giấc ngủ là đủ đối với tôi.
Đầu tiên, tôi có một đêm ngủ kéo dài chỉ 4 tiếng - tức là chỉ bằng 50% số thời gian khuyến cáo cho giấc ngủ hằng ngày.
Sau 3 ngày như vậy, giấc ngủ của tôi tăng thêm 25%, tức là 6 tiếng trong 5 đêm liên tiếp - tương đương với 1 tuần làm việc.
Trước đó, 11.000 người đã được khảo sát về số giờ ngủ mỗi đêm và kết quả là gần một nửa trong số này chỉ ngủ từ 6 tiếng trở xuống mỗi đêm.
Phân tích những tác động về khả năng nhận thức cho thấy có sự liên hệ giữa thiếu ngủ và làm giảm khả năng tinh thần và thể chất. Phát hiện này đã được chứng minh bởi các nghiên cứu khác với kết quả cho thấy ngủ ít làm giảm 60% khả năng giải quyết vấn đề và 40% trí nhớ.
Các nhà khoa học Na Uy còn tìm thấy mối liên hệ giữa chứng mất ngủ và ngưỡng chịu đau thấp.
Nhưng điều tôi quan tâm nhất là những ảnh hưởng lâu dài lên làn da. “Có một sự liên hệ lâu bền giữa chất lượng giấc ngủ và vẻ trẻ trung. Và hiện nay, chúng tôi bắt đầu nhận thấy vai trò chống lão hoá của giấc ngủ”, Tiến sĩ Guy Meadows, người sáng lập của Trường Giấc ngủ nói.
Cùng quan điểm, TS. BS da liễu Anita Sturnham cho biết: “Thiếu ngủ có thể làm da bị xỉn, thiếu sức sống, thêm nếp nhăn, đôi mắt sưng húp và quầng thâm”.
"Khi bạn không được ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ tăng tiết hoóc-môn stress cortisol, thủ phạm phá vỡ collagen và elastin, vốn là các sợi protein có nhiệm vụ giữ cho làn da mịn màng và đàn hồi”.
Trước khi bắt đầu thử nghiệm giấc ngủ, da tôi được kiểm tra về độ đỏ, độ đàn hồi và kích thước lỗ chân lông. Kết quả cho thấy làn da của tôi khá ổn và ít nếp nhăn hơn so với tuổi thực.
Trong đêm đầu tiên, tôi ngủ từ 02:00-6:00, một giấc ngủ được tái tạo từ những tình huống về khuya do có tiệc nhưng phải dậy sớm để đi làm vào hôm sau.
Tuy nhiên, tôi không ngủ trọn vẹn 4 tiếng đó mà tỉnh dậy lúc 3h10 rồi ngủ thiếp đi đến 6h sáng. Tôi thức dậy trong tình trạng lơ mơ và xuống cầu thang để tìm 1 tách trà. Tôi không thấy mình tỉnh táo nhưng cũng không mệt mỏi như đã nghĩ.
Và mọi việc trong ngày vẫn diễn ra bình thường, duy chỉ có 1 điều là tôi quên không gọi lại 1 cuộc điện thoại như đã hứa.
Đến 15h chiều, tôi rơi vào trạng thái như thể mình bị nhấn chìm. Tuy nhiên tôi đã vượt qua và thậm chí còn thấy mình năng động hơn.
Tiến sĩ Meadows nói rằng đây là một phản ứng điển hình: "Rất nhiều người cảm thấy phấn chấn sau 4 tiếng “ngủ”. Cơ thể bạn đã kích hoạt khả năng sinh tồn. Phản xạ này gây ra trạng thái siêu kích thích, làm hạn chế hoặc trì hoãn các tác động tiêu cực do ngủ ít gây ra.
Kiểm tra da cho thấy làn da vẫn khá tốt. Khu vực đỏ chỉ tăng nhẹ, cấu trúc da lỏng lẻo hơn 1 chút và lỗ chân lông mở rộng hơn.
Tiến sĩ Sturnham giải thích: “Ngủ ít không chỉ gây tăng tiết cortisol, mà còn làm tăng sản lượng dầu, gây tắc nghẽn lỗ chân lông”.
Nhưng đó chưa phải là điều kinh khủng.
Ở giai đoạn thứ hai của nghiên cứu, giấc ngủ của tôi là 6 tiếng mỗi đêm (23h-5h sáng) trong 5 ngày liên tục. Đây là mô hình giấc ngủ phổ biến ở những người ngủ 6 tiếng.
Thiếu ngủ cũng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch làm chúng ta dễ bị nhiễm trùng hơn (hình minh hoạ)
Do không ngủ trưa vào ban ngày nên tác động của nó rõ rệt hơn. Chỉ sau 2 ngày, tôi bắt đầu thấy mệt mỏi, dễ cáu kỉnh, hay quên và mau nước mắt. Tôi thường xuyên có cảm giác đói và thèm đồ ăn ngọt.
Nhưng sốc hơn cả là da mặt của tôi. Chỉ sau 30 giờ ngủ, lỗ chân lông đã tăng gấp đôi kích thước và khu vực đỏ tấy tăng 50%. Và tôi chẳng ngạc nhiên khi chồng tôi kêu lên: “Em trông tệ quá!”.
Tiến sĩ Sturnham cho biết đó là vì lỗ chân lông đang bị bít lại do quá nhiều dầu. “Mất ngủ khiến cơ thể tiết quá ít hoóc-môn tăng trưởng mà 1 trong những nhiệm vụ của nó là sửa chữa các tế bào da.
Bà Sturnham giải thích về sự gia tăng của màu đỏ trên khuôn mặt là do vi khuẩn gia tăng nhờ “gặp” cortisol.
Và nếu tôi cứ tiếp tục chỉ ngủ 6 tiếng như vậy, các mao mạch trên da sẽ bắt đầu bị ảnh hưởng.
Tôi hoảng sợ và bắt đầu nghĩ tới việc ngủ bù.
Tuy nhiên, TS Guy Meadows cho biết điều đó chỉ làm tình hình tệ đi. Ông giải thích: “Bạn không thể bù đắp cho giấc ngủ ít của ngày hôm trước bằng cách ngủ nhiều hơn vào ngày hôm sau. Hoạt động ban ngày của bạn giống như một bữa tiệc tại gia, và sau mỗi một ngày như thế, bạn cần có những hoạt động phù hợp để thải các độc tố tích luỹ trong ngày.
“Khi thiếu ngủ có nghĩa là chúng ta đã “gây hấn” với hạch hạt nhân của não bộ, nơi chỉ huy cảm xúc. Đó là lý do tại sao chúng ta thường xuất hiện cảm giác tức giận, buồn bã, bực bội khi thiếu ngủ.
“Một trong những hậu quả lâu dài của thiếu ngủ là gây thèm ăn. Vì giấc ngủ sẽ kích hoạt 2 hoóc-môn liên quan đến cảm giác no và cảm giác thèm ăn. Điều này lý giải vì sao giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong cuộc khủng hoảng béo phì ở giới trẻ Anh”, TS Meadows nói.
Thiếu ngủ cũng gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, khiến chúng ta dễ nhiễm bệnh hơn.
Vậy nên, từ nay, chắc chắn tôi sẽ ngủ đủ 8 tiếng hoặc tôi sẽ phải chấp nhận những hậu quả trên.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.