Không được cấp đủ nhiên liệu (hết xăng) hay kim phun bẩn và lọc nhiên liệu bị tắc là những nguyên nhân thường gặp đối với trường hợp này. Lỗi cảm biến cũng có thể gây ra hiện tượng xe bị giật khi tăng tốc.
Ô tô cũ giảm xóc kém
Tình trạng này khiến xe không còn êm ái như lúc mới mua, thậm chí gây ra những tiếng động "lục cục" ở gầm xe.
Nếu chỉ đi loanh quanh trong phố, người dùng thường khó phát hiện ra vấn đề. Bạn chỉ có thể cảm nhận được sự giằng xóc khi đi trên đường xấu liên tục.
Bạn có thể thay giảm xóc mới để khắc phục tình trạng này. Tốt nhất là nên thay cả hai bên để đảm bảo hệ thống này hoạt động ổn định.
Phanh không ăn, bó phanh
Phanh là một bộ phận quan trọng, phanh ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lái xe và sự an toàn của người ngồi trên xe. Hệ thống này rất dễ xảy ra những lỗi và hỏng hóc sau một thời gian sử dụng, dẫn đến việc động cơ hoạt động, tốn nhiên liệu, dễ sinh nhiệt và gây khó chịu, không an toàn khi di chuyển.
Có thể kể đến một vài lý do khiến phanh không ăn như đường dầu hoặc khí của hệ thống phanh bị rò rỉ; pis-ton bánh trước bị bó thường ở phanh đĩa; bầu trợ lực hơi và phớt giữa tổng trên bị hỏng; cup-pen phanh bị hỏng; dây phanh tay bị đứt hoặc bị bó; má phanh quá mòn…
Tương ứng với những lỗi trên, chúng ta có các cách khắc phục bao gồm: chỉnh lại hành trình bàn đạp phanh; siết chặt lại các đầu khớp nối; thay thế các đệm; xả khí lẫn trong dầu phanh; thay thế bầu trợ lực và phớt giữa tổng trên; thay cup-pen, dây phanh và má phanh mới.
Phanh tay điều chỉnh sai; lò xo kéo hoặc lò xo hồi vị má phanh bị hỏng; xi-lanh phanh chính bị hỏng; khi bị nước ngập do khớp nối tang trống phanh tay bị sét gỉ dẫn đến bó phanh; do khô dầu hoặc nước vào cũng có thể dẫn đến hiện tượng bó phanh.
Muốn cải thiện độ nhạy của phanh, bạn cần điều chỉnh lại hành trình bàn phanh; điều chỉnh lại tay phanh; thay lò xo kéo ở cơ cấu phanh; thay thế xi lanh bánh xe; thay thế xi lanh bánh chính; tháo khớp nối và bảo dưỡng bằng cách đánh rỉ sét phần khớp tang trống; đánh sạch và cho thêm dầu, mỡ cho phù hợp.
"Bệnh" nhao lái
Thước lái trên xe cũ sẽ bị mòn và tạo cảm giác lỏng lẻo ở vô lăng sau dù xe không có đâm đụng hay va chạm. Khi đi với tốc độ cao, bạn sẽ nhận thấy hướng xe bị lệch (nhao lái) và khó giữ đúng làn đường.
Bên cạnh đó, những chiếc xe tuổi đời trên dưới 10 năm thường gặp phải hiện tượng trễ vô lăng. Khi bạn đánh vô lăng, bánh xe sẽ không chuyển hướng ngay, lý do phần lớn là vì thước lái bị mòn.
Nhìn chung, xe bị nhao lái thường xuất phát từ nguyên nhân lốp mòn không đều, hết dầu trợ lực, các bộ phận lái bị mòn hoặc chiếc xe đã từng bị đâm đụng, va chạm ảnh hưởng đến thước lái.
Để khắc phục tình trạng này, bạn cần mang xe đến những cơ sở uy tín để các tư vấn viên có kinh nghiệm cân chỉnh lại thước lái ô tô, tránh "tiền mất tật mang".
Vui lòng nhập nội dung bình luận.