Ngoài ra, việc bạn lưu trữ rất nhiều thực phẩm tươi trong ngày Tết, cộng thêm thực phẩm chín nữa, tủ lạnh của bạn sẽ là nơi tập trung của các loại vi khuẩn và trở thành nơi gây bệnh cho gia đình bạn.
Vì vậy, dự trữ thực phẩm ngày Tết như thế nào cho đúng và tránh gây hại cho sức khỏe cũng là điều mà bạn cần chúc ý. Đồ ăn chín và đồ ăn sống không nên để chung với nhau trong tủ lạnh.
Ngày Tết nên mua nhiều rau xanh, trái cây, để tránh cơ thể nạp quá nhiều tinh bột và thịt.
Tết cũng là thời điểm bùng nổ của nhiều loại thực phẩm không rõ nguồn gốc. Để đảm bảo sức khỏe và dự trữ thực phẩm ngày Tết bằng một lượng vừa phải, nhưng thực phẩm phải có nguồn gốc. Những thực phẩm chưa ăn đến thì nên sơ chế qua trước khi cho vào trong tủ lạnh. Và bạn nên nhớ là cho vào túi trước khi cho vào tủ lạnh.
Để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh thì những thực phẩm chín ăn không hết của bữa này, bạn không nên dùng cho nhiều bữa và nấu đi nấu lại nhiều lần.
Đồng thời, trong việc dự trữ thực phẩm ngày Tết nên mua nhiều rau xanh, trái cây, để tránh cơ thể nạp quá nhiều tinh bột và thịt.
Với các loại thực phẩm khác nhau cũng cần có những cách bảo quản khác nhau:
Thực phẩm tươi sống
- Thịt, cá tươi sống khi mua về cần được bảo quản ở ngăn đá để có thể giữ được lâu ngày. Cần làm sạch trước và chia nhỏ thành từng bữa khi cho những thực phẩm này vào hộp, túi nion, sau đó buộc kín và cất vào ngăn đá. Khi cần chế biến món ăn nào thì lấy ra rã đông và sử dụng. Sau khi rã đông, thức ăn cần nấu hết.
Chia nhỏ thành từng bữa khi cho thịt, cá vào hộp, túi nion để trữ đông.
- Bạn muốn bảo quản rau được lâu trong ngày tết thì sau khi bỏ lá sâu, lá giập, cắt bỏ phần rễ thì rửa sạch rau cho vào túi, buộc kín rồi xếp vào ngăn tủ mát.
- Với trái cây bạn cũng nên rửa sạch, để ráo, sau đó cho vào túi buộc kín rồi cất vào tủ lạnh.
Củ, quả chỉ gọt vỏ trước khi chế biến hoặc trước khi ăn. Nếu mua các loại đã được bảo quản trong tủ lạnh thì về nhà cũng phải bảo quản trong tủ lạnh. Với các loại rau củ quả không gọt vỏ, khi ăn phải rửa bằng nước muối loãng hay nước rửa rau quả chuyên dụng.
Thức ăn nấu chín
Đối với thức ăn nấu chín cần để nguội hẳn rồi đậy kín và cất vào tủ lạnh.
- Đối với các món ăn đặc biệt ngày Tết, việc bảo quản cần lưu ý: Với các món kho (thịt kho trứng vịt, cá lóc kho, măng hầm chân giò, mướp đắng dồn thịt…) nấu đủ ăn 2- 3 bữa, không nên hầm đi hầm lại nhiều lần.
- Để bảo quản bánh chưng, bánh tét, sau khi vớt bánh chưng ra sau khi nấu chín, bạn nên rửa lại bằng nước sạch rồi ép bằng vật nặng để bánh ém chặt lại hơn. Cất bánh nơi mát và thoáng gió. Nếu sau vài ngày bánh có hiện tượng lại gạo (bánh cứng) bạn nên luộc, chiên hoặc hấp lại. Làm như thế bánh sẽ mềm trở lại.
Dự trữ thực phẩm ngày Tết đúng cách giúp bạn đảm bảo sức khỏe, an toàn, tiết kiệm.
- Các món chiên, quay để trong hộp to, chế ngập dầu mỡ để ngăn mát, khi ăn lấy đủ phần ăn hâm lại.
- Giò chả, nem chua là những loại thực phẩm rất dễ hỏng, thiu nếu nhà bạn không có tủ lạnh. Để bảo quản cần lột hết lớp vỏ gói bên ngoài, tránh để thức ăn đổ mồ hôi. Nên đậy bằng rổ có nhiều lỗ thoáng nhỏ, nhưng tránh hơi gió. Tốt nhất, nên dùng giò chả, nem chua trong vòng 2 ngày, nếu chưa ăn kịp, nên luộc lại.
- Nếu có lạp xưởng, để giữ lạp xưởng được lâu, bạn không nên cho vào tủ lạnh. Thay vào đó, bạn hãy chuẩn bị một cái rá hoặc hộp, khay… đặt một cốc rượu trắng vào chính giữa, rồi xếp lạp xưởng xung quanh. Hương rượu tỏa ra sẽ ngăn ruồi, muỗi, kiến rất hiệu quả, nhờ đó lạp xưởng sẽ trong và sau Tết vẫn rất thơm ngon.
Lưu ý: Bạn cần bảo quản thức ăn sống và chín vào những hộp riêng biệt. Việc bảo quản kín sẽ giúp thức ăn không bị khô, không bị bốc mùi, không lây nhiễm vi sinh sang các món ăn khác.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.