Thảm họa môi trường là mối lo ngại lớn nhất của các nhà khoa học.
Theo Daily Mail, cuộc khảo sát do tạp chí Times Higher Education và Hội nghị những người đoạt giải Nobel ở Lindau, Đức, tổ chức đã đặt câu hỏi với 50 người từng đoạt giải Nobel, trong các lĩnh vực hóa học, vật lý, sinh học, y học và kinh tế học.
“Điều gì đe dọa lớn nhất đối với nhân loại, theo bạn? Có cách nào để khoa học giảm thiểu mối đe dọa đó?, nhà tổ chức đặt câu hỏi.
34% số người được hỏi nói vấn đề môi trường là mối đe dọa nhức nhối nhất, bao gồm sự gia tăng chóng mặt của dân số và sự suy thoái của môi trường.
Dân số thế giới tăng chóng mặt tạo ra thách thức đối với việc cung cấp thức ăn và nước uống. Sự nóng lên toàn cầu đòi hỏi giải pháp tái tạo năng lượng cần được nhân rộng để khuyến khích sự tiếp cận rộng rãi.
23% số người được hỏi coi chiến tranh hạt nhân là mối đe dọa có thể quét sạch nhân loại.
23% số người được hỏi nói chiến tranh hạt nhân là mối đe dọa lớn nhất đối với nhân loại. Căng thẳng Mỹ-Triều Tiên và cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ là nguyên nhân những người đoạt giải Nobel lo ngại về chiến tranh hạt nhân.
Lần lượt xếp sau là các mối đe dọa liên quan đến bệnh dịch, sự bất bình đẳng của con người. Một số người đoạt giải Nobel lo ngại quyết định của các nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới, bao gồm cả Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Mối đe dọa của trí tuệ nhân tạo đang nóng lên khi hàng loạt các chuyên gia, tỷ phú Mỹ đưa ra cảnh báo. Tuy nhiên, chỉ có 2 trong số 50 người đoạt giải Nobel lo lắng đến vấn đề này.
Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể trở thành vũ khí giết người trong tương lai.
Đáng chú ý, mạng xã hội Facebook cũng nằm trong danh sách 10 mối đe dọa nguy hiểm nhất mà các nhà khoa học đoạt giải Nobel lo ngại.
“Cuộc khảo sát này giúp đánh giá những lo ngại của giới khoa học, những cơn ác mộng khiến họ tỉnh giấc hàng đêm”, John Gill, biên tập viên tạp chí Times Higher Education nói.
“Đó là lý do các mối đe dọa dễ đoán như chiến tranh hạt nhân, sự kháng thuốc kháng sinh hay suy thoái môi trường được xếp hàng đầu”.
“Ngoài ra, những người đoạt giải Nobel cũng nhắc đến sự phát triển của công nghệ, sự thay đổi trong cách con người tương tác với nhau, khả năng trí tuệ nhân tạo trở thành vũ khí…”, Gill nói.
Nhân loại chỉ còn khoảng 1.000 ngày để hành động cứu lấy Trái đất bởi sau khoảng thời gian này, các biện pháp đối...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.