Các chuyên gia lo ngại Trái đất sắp đến ngưỡng không thể tránh khỏi thảm họa.
Theo Daily Mail, Trái đất đã nóng lên thêm 1 độ C, khiến tỷ lệ mực nước biển dâng cao nhanh hơn, các rạn san hô chết mòn vì nhiệt độ cao. Những cơn bão cũng tác động tiêu cực đến cộng đồng dân cư ven biển.
Con người đang chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng sạch hơn để đối đầu với tình trạng biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, vẫn có những ngoại lệ như Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Sau hàng thập kỷ, lượng khí thải nhà kính (CO2) đã đạt đến mức 41 tỷ tấn trong mỗi năm trong 2 năm qua. Nhưng ngay cả khi dừng lại ở mức này, lượng CO2 tác động đến bầu khí quyển để nhiệt độ không vượt quá 2 độ C, cũng sẽ được sử dụng hết trong vòng vài chục năm tới, thậm chí là vài năm tới.
“Chúng ta đang trên hành trình dài để phi carbon hóa nền kinh tế thế giới”, theo nội dung bài phân tích mới nhất của cựu trưởng ban khí hậu của Liên Hợp Quốc, Christiana Figueres cùng 3 chuyên gia khí hậu và 2 chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế.
Lượng khí thải nhà kính dù tăng chậm lại nhưng chưa thể ngăn Trái đất đạt đến ngưỡng tăng 2 độ C.
6 nhà khoa học nổi tiếng đi đến kết luận rằng, “nhân loại chỉ còn 3 năm nữa trước trước khi biến đổi khí hậu chạm ngưỡng không thể phục hồi”.
Các nhà khoa học hy vọng thông điệp này sẽ được các nhà lãnh đạo thế giới có mặt tại hội nghị G20 ở Hamburg, Đức chú ý, từ đó đặt ra định hướng rõ ràng cho năm 2020.
Bức thư ngỏ của 6 chuyên gia cũng đặt ra nhiều mục tiêu cho năm 2020. Các nguồn năng lượng thay thế, chủ yếu là năng lượng Mặt trời và năng lượng gió cần phải chiếm 30% tổng lượng điện toàn cầu. Các quốc gia trên thế giới không nên xây thêm nhà máy nhiệt điện sử dụng than sau năm 2020.
Về phương tiện giao thông, xe điện hiện mới chỉ chiếm 1% số lượng phương tiện di chuyển mới bán ra. Con số này cần phải tăng tới 15% vào năm 2020.
Mực nước biển dâng cao đã tăng chóng mặt kể từ những năm 1990.
Các quốc gia trên thế giới cũng phải sử dụng nhiên liệu hóa thạch hiệu quả hơn, tăng thêm 20% vào năm 2020. 20% cũng là tỷ lệ giảm lượng khí thải trên mỗi 1km của ngành hàng không.
Khí thải nhà kính từ các hoạt động phá rừng, nông nghiệp hiện chiếm 12% tổng lượng khí thải toàn cầu và con số này cần phải giảm về mức 0% trong vòng một thập kỷ tới.
Các quốc gia trên thế giới cần có biện pháp cứng rắn để giới hạn lượng khí thải từ các ngành công nghiệp nặng cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng.
Cuối cùng, chính phủ các nước và ngân hàng cần phải tăng gấp 10 lần số lượng trái phiếu xanh để tài trợ cho các biện pháp cắt giảm khí thải CO2 hiện nay, vào khoảng 81 tỷ USD.
Một nhà thiên văn hàng đầu mới đây đã đưa ra dự đoán đáng sợ đối với con người trên Trái đất về thiên thạch...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.