Viên ngọc trai nước ngọt lớn nhất thế giới
Viên ngọc trai với tên “Sư tử ngủ”
Viên ngọc trai nước ngọt lớn nhất thế giới được biết đến với tên gọi “Sư tử ngủ” được bán với giá 320.000 bảng Anh (khoảng 9,4 tỷ đồng) tại nhà đấu giá Venduehuis, Hà Lan vào tháng 5. Viên ngọc trai dài gần 7 cm, nặng khoảng 113 gam, có nguồn gốc từ Trung Quốc và được cho là hình thành từ những năm 1700 thời nhà Thanh. Ngoài ra, viên ngọc trai còn nổi tiếng với lịch sử gần 300 năm, qua nhiều đời chủ khác nhau từ những thương gia, thợ kim hoàn danh tiếng hay giới hoàng gia châu Âu, trong đó có Catherine Đại đế nước Nga.
Đá từ mặt trăng
Ba viên đá tý hon từ mặt trăng
Ba viên đá nhỏ từ mặt trăng được tàu vũ trụ không người lái Luna - 16 của Liên Xô mang về Trái Đất vào năm 1970 được bán với giá 855.000 đô-la Mỹ (khoảng 19,9 tỷ đồng) tại nhà đấu giá Sotheby's (Mỹ). Ba viên đá này từng được tặng cho bà Nina Ivanovna Koroleva, vợ của ông Sergei Pavlovich Korolev, cựu Giám đốc Chương trình không gian Liên Xô. Năm 1993, bà Koroleva bán lại những viên đá này cho nhà đấu giá Sotheby's, đánh dấu lần đầu tiên “một phần của thế giới khác được bán lại cho công chúng”.
Chiếc nhẫn làm hoàn toàn từ kim cương
Chiếc nhẫn độc nhất vô nhị
Chiếc nhẫn được cắt từ một viên kim cương duy nhất được chế tác bởi giám đốc thiết kế sản phẩm của Apple, Jony Ive và nhà thiết kế nổi tiếng Marc Newson được bán đấu giá vào tháng 12 với giá 256.000 đô-la Mỹ (hơn 5,9 tỷ đồng). Theo nhà đấu giá Sotheby’s, chiếc nhẫn có từ 2.000 đến 3.000 cạnh vát, con số chưa từng có ở bất kỳ môt chiếc nhẫn kim cương nào. Chiếc nhẫn này được bán đấu giá tại Miami, và số tiền này được quyên góp cho RED, một quỹ từ thiện HIV/AIDS do ca sĩ Bono và nhà hoạt động Bobby Shriver thành lập.
Tác phẩm điêu khắc A-si-ri 3000 tuổi
Tác phẩm điêu khắc 3000 tuổi
Bức điêu khắc quý hiếm 3000 tuổi được bán tại nhà đấu giá Christie’s (Mỹ) vào tháng 10/2018 với giá 31 triệu đô-la (hơn 702 tỷ đồng), gấp ba lần so với ước tính ban đầu là 10 triệu đô-la. Đó là tấm phiến thạch cao được khai quật vào thế kỷ 19 tại I-rắc hiện nay, có khắc một vị thần trông giống như Vua Ashurnasirpal II. Trước buổi đấu giá, Bộ trưởng văn hóa I-rắc yêu cầu trả lại tấm phiến cho I-rắc, và các nhà hoạt động cũng biểu tình ngoài nhà đấu giá Christie’s. Tuy nhiên, theo người phát ngôn nhà đấu giá Christie’s, các nhà hành pháp khẳng định tuyên bố của I-rắc không có ý nghĩa pháp lý nào cả.
Tranh vẽ của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI)
Bức tranh vẽ bởi AI
Bức tranh “Edmond de Belamy” làm nên lịch sử khi là tác phẩm nghệ thuật của công nghệ AI đầu tiên được bán đấu giá. Bức tranh được bán với giá 432.500 đô-la Mỹ (hơn 10 tỷ đồng) tại nhà đấu giá Christie’s (Mỹ) vào tháng 10. Tác phẩm này được vẽ bởi Obvious, bộ ba nhà khoa học trí tuệ nhân tạo người Pháp, và bên dưới bức tranh được ký một thuật toán. Để thực hiện được tác phẩm này, Obvious đã cho chạy 15.000 bức chân dung, thuật toán sau đó đã hiểu các quy tắc chung của những bức chân dung, rồi tự tạo ra bức hình hoàn toàn mới.
Tranh tự hủy Banksy
Bức tranh bị cắt ngay sau khi được bán
Bức tranh “Cô bé và trái bóng bay” của nghệ sỹ bí ẩn Banksy đã tuột xuống khỏi tranh và bị cắt thành những mảnh nhỏ ngay sau khi được bán với giá 1,4 triệu đô-la Mỹ (hơn 32 tỷ đồng) tại nhà đấu giá Sotheby’s (Anh) vào tháng 10. Bức tranh này bị cắt bởi chiếc máy cắt bí mật được chính tác giả giấu trong khung hình. Trò chơi khăm này được cho là làm giá của bức tranh này tăng lên, thay vì làm mất giá trị của nó.
Sau thời gian dài chịu sâu bệnh và nhiều lần bị chặt trộm, nay cây gỗ quý này chuẩn bị được đấu giá công khai.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.