Tội ác bị tưởng nhầm là… sắp đặt nghệ thuật. Cảnh tượng ghê rợn xảy ra hồi đầu tháng 12.2015, tại triển lãm nghệ thuật Art Basel Miami Beach (Mỹ) khi một phụ nữ bị tấn công bằng dao và bị thương khá nặng, khi cô này ngã ra sàn, thậm chí… máu chảy đầm đìa, thì những người đang có mặt tại phòng triển lãm vẫn đứng yên quan sát vì tưởng lầm rằng họ đang được chứng kiến một màn nghệ thuật sắp đặt.
Nhà môi giới nghệ thuật Yves Bouvier bị bắt tại Monaco. Doanh nhân người Thụy Sĩ, đồng thời là nhà môi giới tranh nổi tiếng Yves Bouvier bị bắt giữ hồi tháng 3.2015 với cáo buộc nâng mức giá của bức tranh được ủy quyền môi giới để bỏ túi riêng hơn 22 triệu USD.
Lùm xùm của bà ngoại của nghệ thuật trình diễn - Marina Abramović và ca sĩ nhạc rap huyền thoại Jay-Z về tiền bạc. Abramovic cáo buộc rằng Jay-Z đã hứa quyên tặng tiền cho Viện Marina Abramovic nhưng sau đó lờ đi, thậm chí cô còn làm ầm ĩ trên các phương tiện truyền thông. Đáp trả lại, Jay-Z trình ra hóa đơn chứng minh mình đã chuyển tiền trước đó, nhưng Abramovic không hề thừa nhận lỗi của mình mà đổ lỗi cho nhân viên không thông báo.
Họa sĩ Richard Prince ăn trộm ảnh trên Instagram và thu lời hàng chục nghìn đô. Richard Prince mở triển lãm mang tên New Portraits bao gồm 37 ảnh chụp màn hình những bức ảnh Instagram tại New York Frieze hồi tháng 5/2015 đã thu về 90 nghìn USD, thông qua việc "lách luật" bản quyền tác phẩm nghệ thuật.
Lùm xùm chuyện tranh giả của phòng trưng bày Knoedler. Một đơn kiện chống lại phòng trưng bày Knoedler vừa được đưa ra tòa giải quyết hồi đầu tháng này. Trước đó, phòng trưng bày này cũng dính dáng tới những vụ bê bối bán tranh giả giá trị hàng triệu đô la. Nhiều bức tranh do họa sĩ nhập cư Pei Shen Qian phong cách của những họa sĩ nổi tiếng thế kỷ đã được bán thông qua nhà triển lãm tranh lâu đời có uy tín này.
IS phá hủy và cướp bóc của cổ vật. Hành động phá hủy cổ vật của IS được xem là một trong những việc gây chấn động giới nghệ thuật nhất. Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã đập phá những cổ vật hàng ngàn năm tuổi trong nhà bảo tàng ở Mosul, Nimrud… Những kẻ khủng bố liên tiếp đập phá bảo tàng Mosul, thư viện Mosul, lăng mộ Jonah, khu khảo cổ Hatra, cướp bóc các cổ vật và san phẳng thành phố cổ Nimrud, kinh đô cổ Khorsabad hàng nghìn năm tuổi.
Ai Cập phá hỏng mặt nạ vàng Vua Tutankhamun. Chiếc mặt nạ trên mặt vua Tutankhamun, vị Pharaoh nổi tiếng Ai Cập bị gãy phần râu trong quá trình làm sạch tại Bảo tàng Ai Cập. Nhưng mọi việc trở nên nghiêm trọng hơn khi một nữ giám tuyển của bảo tàng đã quyết định tự sửa chỗ gãy bằng một loại keo epoxy. Kết quả keo đã chảy đầy phần cằm của mặt nạ, thậm chí, ông chồng của nữ giám tuyển còn tiếp tục dùng dao cạo sạch keo khiến mặt nạ bị nhiều vết xước. Chiếc mặt nạ vàng đặt trên mặt xác ướp của Tutakhamun từng khiến cả thế giới quan tâm đến lĩnh vực khảo cổ và Ai Cập cổ đại, nhưng hành động "tu sửa" rất vô ý thức đã gây phẫn nộ.
Tác phẩm Dirty Corner (Góc Bẩn) của nghệ sĩ Anish Kapoor đã bị phá hỏng. Tác phẩm là sự kết hợp điêu khắc với nghệ thuật sắp đặt, được làm bằng thép rỉ, dài tới 60 thước, đặt trong khuôn khổ cuộc triển lãm nghệ thuật đương đại tại lâu đài Versailles, nhưng đã bị tạt đầy nước sơn màu vàng. Tác phẩm bị cho là quá ‘’chướng mắt’’ trong khuôn viên vườn thượng uyển, nổi tiếng là thơ mộng trữ tình của cung điện Versailles sang trọng cổ kính, gây tranh cãi đến mức bị phá hoại. Anish Kapoor đã mô tả tác phẩm này giống như là ‘’âm đạo’’ của một nữ hoàng Ai cập hay của một nhân sư, câu nói như vậy dễ gây hiểu lầm và đâm ra phản tác dụng.
Nhóm chiến binh ly khai phá hủy các tác phẩm nghệ thuật tại Trung tâm Izolyastia của Ukraina. Một nhóm chiến binh ly khai được Nga hậu thuẫn đã phá hủy một số tác phẩm nghệ thuật đương đại tại Trung tâm Izolyatsia ở Donetsk, Ukraina.
Triển lãm của nghệ sĩ thị giác Hermann Nitsch bị hủy vì những cáo buộc tội ác đối với động vật. Vào tháng 2, một cuộc triển lãm các tác phẩm của nghệ sĩ Hermann Nitsch tại Mexico City đã bị hủy bỏ bởi các kiến nghị buộc tội nghệ sĩ ngược đãi động vật. Nitsch sử dụng động vật cho các màn trình diễn của mình, kết hợp máu và xác động vật. Thế nhưng bất chấp những tranh cãi, phòng triển lãm Marc Straus ở New York vẫn tổ chức một triển lãm các tác phẩm của Hermann Nitsch trong tháng 9.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.