Niềm tin mới cho cây lúa An Giang

Quốc Hải Thứ ba, ngày 16/05/2023 15:11 PM (GMT+7)
Là một trong 4 tỉnh đăng ký diện tích lúa lớn nhất tham gia đề án “Phát triển bền vững một triệu héc ta chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh, giảm phát thải vùng ĐBSCL”, việc sử dụng phân bón NPK Cà Mau công nghệ polyphosphate tân tiến đang mở ra hướng tích cực cho cây lúa An Giang.
Bình luận 0
Niềm tin mới cho cây lúa An Giang - Ảnh 1.

Hàng trăm nông dân nghe GS. TS Nguyễn Bảo Vệ - Nhà giáo Ưu tú, Nguyên trưởng Khoa Nông Nghiệp – Trường Đại học Cần Thơ trình bày về các giai đoạn phát triển của cây lúa. Ảnh: Quốc Hải

Đây là nhận định được các chuyên gia nông nghiệp, nông dân trồng lúa đúc kết nhân rộng tại Hội thảo "Giải pháp dinh dưỡng cho cây lúa", diễn ra sáng nay (16/5), tại TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang. 

Hội thảo đã thu hút hơn 150 nông dân An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ và các khu vực lân cận.

Nâng cao hiệu quả mùa lúa An Giang

Cẩn thận quan sát và ghi nhận thay đổi khi sử dụng phân bón NPK Cà Mau công nghệ polyphosphate, nhà nông Nguyễn Đức Huy (ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Nhuận, H.Châu Thành, An Giang) chia sẻ: "Cây lúa tiến triển rõ rệt từ từ bộ rễ đến ngọn lúa, từ mạ non đến trổ đòng kết hạt. Còn về hiệu quả so với cách làm cũ, tui thấy năng suất tăng 200kg/ha, lời hơn 1.005.000đ/ha, mà bản thân cũng đỡ nhọc công hơn."

Theo hướng dẫn, ông Huy dùng công nghệ Drone. Lượng phân bón được rãi đều mặt ruộng nên tránh hao hụt đáng kể, giảm chi phí vật tư mà còn có lợi cho môi trường. Cây khỏe, đề kháng tốt, không tốn thêm chi phí thuốc BVTV nữa.

Niềm tin mới cho cây lúa An Giang - Ảnh 2.

Nông dân và các cán bộ kỹ thuật của Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau kiểm tra sự phát triển của cây lúa tại cánh đồng trình diễn. Ảnh: Ngọc Duyên

Nhà nông Nguyễn Ngọc Thuần (ấp Nhơn Ngãi, xã Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới, An Giang) cũng là nhân tố điển hình khi biết chọn giải pháp dinh dưỡng tân tiến kết hợp công nghệ của PVCFC.

Cả 2 vụ Thu Đông – Đông Xuân, ruộng lúa nhà ông Thuần đều phát triển tốt hơn, lá đứng xanh bền, rễ mập và dài, hạt vô chắc đều đến kỳ thu hoạch vẫn không ngã rạp. Trung bình từng vụ, mô hình trình diễn 2 vụ cho năng suất 4,7 tấn/ha và 7,3 tấn/ha (cao hơn ruộng đối chứng từ 1,2 – 1,3 tấn/ha). Lợi nhuận cũng khá hơn lần lượt là 2,1 triệu đồng/ha và 7,7 triệu đồng/ha.

Ông Lê Hoàng Kiệt, Giám đốc Dự Án Phát triển Sản phẩm mới và Dịch vụ Nông nghiệp (Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau), khẳng định, NPK Cà Mau thuyết phục hoàn toàn nhà nông ở chuỗi giá trị Tăng năng suất – giảm chi phí – tăng lợi nhuận, sát thực với nhu cầu và giải quyết khó khăn trong giai đoạn hiện nay.

Niềm tin mới cho cây lúa An Giang - Ảnh 4.

NPK Cà Mau thuyết phục hoàn toàn nhà nông ở chuỗi giá trị Tăng năng suất – giảm chi phí – tăng lợi nhuận. Ảnh: Ngọc Duyên

"Bằng công nghệ polyphosphate, từng hạt phân bón dinh dưỡng cao thấm đều vào đất, phân giải chậm mà không kết tủa. Cây lúa cũng có thể hấp thu dần các nguyên tố như canxi, magie, vi lượng theo từng giai đoạn sinh trưởng phát triển.

Qua kết quả trình diễn đạt được rất tốt, năng suất tăng giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận vì vậy trong năm tới Phân bón Cà Mau sẽ thực hiện nhiều mô hình hơn nữa để góp phần vào mục tiêu tái cấu trúc ngành hàng lúa gạo khu vực ĐBSCL", ông Kiệt khẳng định.  

Giải pháp quan trọng góp phần tái cấu trúc ngành hàng lúa gạo ĐBSCL

Ở góc độ chuyên môn, ông Phan Thành Tâm, Trưởng phòng kỹ thuật Trung Tâm Khuyến nông tỉnh An Giang đánh giá cao và khuyến nghị nhà nông dùng NPK Cà Mau để đảm bảo hiệu quả ổn định, lâu dài. Đây là giải pháp giúp ứng phó các vấn đề khó hiện nay như khí hậu nóng dần, giá vật tư cao, giá nông sản…

Ông Tâm chia sẻ thêm, dù phương pháp Drone chi phí có nhỉnh hơn chút nhưng bù lại cây ít bệnh khỏe bền suốt kỳ, bớt tiền thuốc trừ sâu nên giảm hơn 400.000đ/ha. 

Chưa kể, so với ruộng đối chứng, năng suất của mô hình tăng từ 600 kg/ha tương đương 8,4%, lợi nhuận tăng 4.435.000/ha tương đương 29,09%.

"Kết quả thực tiễn do chính bà con kiểm tra chứng thực nên đây sẽ là động lực để nhân rộng mô hình đến nhiều hộ nông hơn, mang kỳ vọng mới cho cây lúa An Giang và vùng miền khác nữa", ông Tâm khẳng định.

Niềm tin mới cho cây lúa An Giang - Ảnh 5.

Giải pháp mới giúp lợi nhuận người trồng lúa tăng gần 30%. Ảnh: Ngọc Duyên

Ông Trương Kiến Thọ, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh An Giang, cho hay, đề án 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao đang được Bộ NN&PTNT triển khai tại các tỉnh thành vùng ĐBSCL là cơ hội tốt để tái cơ cấu, tìm hướng đi mới cho lúa gạo vùng ĐBSCL. Trong đó, An Giang, Kiên Giang, Long An và Đồng Tháp là những tỉnh đăng ký diện tích tham gia đề án nhiều nhất.

Theo ông Thọ, đề án có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn ổn định lâu dài, đảm bảo chất lượng, quy trình sản xuất hiện đại, đồng bộ.

Đặc biệt, đề án nhằm đáp ứng mục tiêu nâng cao giá trị chuỗi sản xuất lúa gạo, cải thiện thu nhập cho người nông dân, đảm bảo an ninh lương thực và phục vụ chế biến, xuất khẩu gạo đạt hiệu quả cao, giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu.

"Riêng với An Giang, Trung tâm khuyến Nông tỉnh đã phối hợp với Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau   thực hiện nhiều mô hình trình diễn sử dụng phân bón cân đối - hiệu quả tại các huyện Tri Tôn, Châu Thành, Thoại Sơn, Châu Phú và TP Long Xuyên. Kết quả trình diễn mang lại rất ấn tượng và đây sẽ là giải pháp quan trọng góp phần vào mục tiêu chung là tái cấu trúc ngành hàng lúa gạo ĐBSCL", ông Thọ chia sẻ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem