Nơi động phòng của hoàng đế và hoàng hậu trong Tử Cấm Thành có gì đặc biệt?

Vũ Hoa (theo Sohu) Chủ nhật, ngày 10/10/2021 20:30 PM (GMT+7)
Trong gần 300 năm trị vì của triều Thanh, chỉ có 4 hoàng đế tổ chức hôn lễ trong Tử Cấm Thành.
Bình luận 0

Nơi động phòng của đế - hậu không nằm ở tẩm cung chính của 2 người, mà diễn ra ở một nơi ít người biết đến - Khôn Ninh cung. Đây là nơi nhà Thanh dùng để tế trời đất, và khi Tử Cấm Thành có đại hôn, nơi đây trở thành tân phòng của vua và hoàng hậu.

Nơi động phòng của hoàng đế và hoàng hậu trong Tử Cấm Thành có gì đặc biệt? - Ảnh 1.

Nơi động phòng của Vua và hoàng hậu nhà Thanh chính là Khôn Ninh Cung.

Cùng với cung Càn Thanh và Giao Thái, Khôn Ninh là một trong số những cung điện chủ yếu của hoàng cung. Tuy nhiên, nếu như cung Càn Thanh là biểu trưng cho dương tính, nơi ở dành cho hoàng đế thì cung Khôn Ninh đại diện cho âm tính, nơi ở dành riêng cho các hoàng hậu.

Chữ “Khôn Ninh” trong Khôn Ninh cung được lấy từ địa thế Khôn của quẻ “Khôn” trong “Chu dịch”, mang ý nghĩa quân tử dùng đức dày để nâng đỡ vạn vật, và trong “Đạo Đức Kinh” có viết: “Trời hợp nhất sẽ thanh trong, đất hợp nhất sẽ an ninh”, vì thế chữ “Khôn Ninh” mang ý nghĩa “Khôn địa ninh định” (mặt đất yên ổn).

Bắt đầu từ triều đại nhà Minh, cung Khôn Ninh được dùng làm tẩm cung cho hoàng hậu. Màu đỏ là màu sắc chính của Khôn Ninh để đại diện cho tình yêu và sự sinh sản.

Các hoàng đế sẽ ở cùng hoàng hậu của mình trong cung điện này ngay sau ngày cưới với mong muốn có thể sớm sinh được con trai nối dõi.

Các hoàng hậu sau khi được sắc phong sẽ sống tại cung Khôn Ninh cho đến khi qua đời. Nếu hoàng hậu chuyển ra khỏi cung thì thường là do hai lý do, một là hoàng đế đã băng hà, hoàng hậu chuyển đến cung thái hậu ở hoặc là trường hợp xấu hơn là khi hoàng hậu bị phế vị.

Một nơi ở tốt như vậy tại sao sau này cung Khôn Ninh lại trở thành nơi u ám, không có người sinh sống?

Trái ngược với tên gọi hàm nghĩa bình yên, cung Khôn Ninh lại được coi là nơi đầy sóng gió. Dưới thời nhà Minh, Chu Hoàng hậu - vị hoàng hậu của Minh Tư Tông Sùng Trinh Đế đã treo cổ tự sát ở đây.

Sang đến thời nhà Thanh, vua Khang Hi có tổng cộng 4 lần lập hậu thì 2 người hoàng hậu của ông đã qua đời bên trong cung Khôn Ninh, điều này khiến Khang Hi vô cùng đau khổ và không bao giờ lập hậu nữa. Sau những sự kiện ám ảnh này, cung Khôn Ninh bị bỏ trống hơn 30 năm vì bị coi là mang lời nguyền.

Đâu là nơi đáng sợ không ai dám ở trong Tử Cấm Thành? - Ảnh 3.

Bài trí bên trong cung Khôn Ninh chỉ để phục vụ ngày cưới của hoàng đế, còn lại quanh năm dùng làm nơi thờ cúng. Ảnh: Sohu

Theo phân tích của các chuyên gia, lý do chính khiến cung Khôn Ninh không có người ở là do chủ trương xây dựng Di Hòa Viên của hoàng thất nhà Thanh. Nhiều thê thiếp được chuyển đến sống tại Di Hòa Viên nên sự tồn tại của hậu cung rất lu mờ, cung Khôn Ninh cũ kỹ cũng ngày càng trống trải.

Mặc dù luôn bị bỏ trống nhưng theo nghi thức hoàng gia, cung Khôn Ninh này vẫn là nơi hoàng đế và hoàng hậu tổ chức hôn lễ, họ sẽ sống ở đó 3 ngày trước khi chuyển tới cung điện khác.

Sau này, cung Khôn Ninh được sử dụng chủ yếu như một nơi cúng tế các vị thần của người Mãn Châu. Dù không thường xuyên có người lui tới, nơi đây vẫn được bày trí kiến trúc và nội thất vô cùng lộng lẫy theo quy cách hoàng gia.

Tuy nhiên, việc chỉ dùng làm nơi hương khói suốt thời gian dài mà không có người sống đã khiến cung Khôn Ninh trở nên âm u, tịch mịch đến đáng sợ. Không gian âm u cùng nhiều truyền thuyết đen tối sẽ khiến các du khách tham quan Tử Cấm Thành cảm thấy vô cùng sợ hãi khi bước chân vào cung điện này.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem