Gần 20 giám đốc công ty con của Alibaba bị triệu tập
Dự án tại xã Thắng Hải (Bình Thuận)của Alibaba thực chất chỉ là rừng tràm
Ngày 24/9, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM đang phối hợp với Công an các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận lần lượt triệu tập gần 20 giám đốc công ty con của Tập Đoàn địa ốc Alibaba và xác minh các giao dịch của các công ty này.
Từ năm 2017 đến tháng 5/2019, Alibaba đã thành lập 22 pháp nhân, sử dụng người thân quen tin cẩn, người trong gia đình đứng tên đại diện pháp luật để ký nhiều hợp đồng mua các khu đất có mục đích sử dụng không phải là đất ở, đất trồng cây lâu năm, đất nông nghiệp tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận.
Trong số gần 20 tổng giám đốc, giám đốc công ty con của Alibaba, ngoài Nguyễn Thái Lĩnh em ruột (đã bị bắt giữ, bắt giam), một em ruột khác của Luyện là Nguyễn Thái Lực là tổng giám đốc hai Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại địa ốc Xanh (BRVT) và Công ty Cổ phần địa ốc Long Thành ALI (Đồng Nai).
Vợ của Nguyễn Thái Luyện là bà Võ Thị Thanh Mai ngoài phụ trách pháp lý tổng công ty còn đứng tên tổng giám đốc hai Công ty Cổ phần Alibaba Law Firm và Công ty TNHH Xây dựng Maluna (TPHCM). Riêng Nguyễn Thái Luyện ngoài là chủ tịch HĐQT Alibaba còn đứng tên tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển địa ốc ALI, trụ sở đặt tại 97 Lý Triệu, An Khê, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Thêm một đợt ô nhiễm không khí kinh hoàng ở Bắc Bộ
Ô nhiễm không khí nghiêm trọng khắp đồng bằng Bắc Bộ vào sáng và chiều tối
Hai ngày qua, tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng lại xuất hiện vào buổi sáng và buổi tối ở khắp các tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Đợt ô nhiễm này còn nghiêm trọng hơn đợt ô nhiễm xảy ra vào tuần trước.
Theo ghi nhận của hệ thống quan trắc PAMAir, vào buổi sáng và buổi tối mấy ngày nay, chất lượng không khí ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là các huyện ngoại hành Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ như Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Ninh Bình, Hà Nam ô nhiễm rất nghiêm trọng. Nhiều nơi xấp xỉ ngưỡng xấu, tất cả mọi người nên hạn chế ra ngoài.
Ô nhiễm không khí thường lên cao vào buổi sáng, bắt đầu từ sáng sớm, kéo dài gần đến trưa. Sáng qua, ô nhiễm kéo dài từ sáng sớm, đến trưa chiều được cải thiện, vào buổi tối ô nhiễm không khí lại xuất hiện với chỉ số AQI các điểm đo khắp đồng bằng Bắc Bộ và huyện ngoại thành Hà Nội thường xuyên trên 150.
Theo đánh giá của các chuyên gia môi trường, nếu như đợt ô nhiễm không khí tuần trước là do nghịch nhiệt (một hiện tượng khí tượng) khiến không khí không khuếch tán được thì lần này, ô nhiễm do đốt rơm rạ. Vì lý do này nên các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và vùng ven đô Hà Nội ô nhiễm hơn cả nội thành.
Thông tin mới về sức khỏe đàn cá Koi trên sông Tô Lịch
Những con cá Koi còn lại vẫn sống khỏe sau khi được tăng cường máy sục khí.
Ngày 24/9, một tuần sau khi đàn cá koi được thả xuống sông Tô Lịch, ghi nhận của PV, hiện tượng cá chết không còn xuất hiện. Đàn cá lặn xuống sâu, thỉnh thoảng mới có con ngoi lên mặt nước.
Một bảo vệ của Công ty cổ phần cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) tại sông Tô Lịch cho hay, mấy ngày nay, đàn cá đã bơi khỏe hơn, không còn hiện tượng lờ đờ. Bảo vệ cũng hạn chế người dân tiếp cận khu thả cá.
Tại khu vực thí điểm công nghệ trên sông Tô Lịch, công ty JVE đã cho lắp thêm camera để theo dõi đàn cá. Ngoài ra, công ty còn lắp mái che tránh nắng mưa, bổ sung máy sục khí, tăng cường bảo vệ trông coi… để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho đàn cá sau khi có hiện tượng cá chết.
Trong khi đó, tại khu vực góc thí điểm ở hồ Tây, do diện tích thả rộng nên đàn cá Koi sống khá khỏe mạnh. Bảo vệ trong coi tại đây cho biết, chưa ghi nhận trường hợp cá chết.
Trước đó, ngày 16/9, JVE - đơn vị lắp đặt công nghệ Nano Nhật Bản đã tiến hành thả 100 con cá Koi Nhật Bản, 150 con cá chép Việt Nam, cùng khoảng hơn 200 cá rô đồng… xuống sông Tô Lịch và hồ Tây đoạn được xử lý bằng máy sục khí Nano.
Theo lãnh đạo JVE, việc thả cá này sẽ chứng minh nước sau xử lý bằng công nghệ Nano có các chỉ số như oxy hòa tan trong nước, mức độ ô nhiễm, các vi sinh vật có lợi đều nằm trong mức tốt, đảm bảo sinh vật như cá phát triển.
Tuy nhiên, sau khi thả 2-3 ngày, đã xuất hiện tình trạng cá Koi chết trên sông Tô Lịch. Công ty JVE nghi ngờ có đối tượng phá hoại, có dấu hiệu đầu độc nên đã nhờ chuyên gia thủy sản vào cuộc để tìm hiểu nguyên nhân.
Tàu cá nổ như bom, 10 người thương vong
Chiếc tàu cá bất ngờ nổ, cháy khiến 2 người chết, 1 người mất tích và 7 người bị thương
Sáng nay 24/9, trao đổi với Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Hữu Đức, Trưởng Công an xã Hải Châu, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, xác nhận một chiếc tàu đánh cá của người dân đang neo đậu tại bến cá của xã bất ngờ phát nổ, khiến khoảng 10 người chết, mất tích và bị thương.
Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 20 giờ 30 phút tối ngày 23/9, một tiếng nổ lớn như bom phát ra từ chiếc tàu cá của gia đình ông Lê Xuân Bình (ngụ xã Hải Châu) ở bến cá thuộc thôn Xuân Thắng, xã Hải Châu, huyện Tĩnh Gia.
Ít phút sau ngọn lửa bốc cháy ngùn ngụt bao trùm cả con tàu. Nhiều người dân nghe thấy la hét, kêu cứu của những người gặp nạn.
Ông Nguyễn Hữu Đức cho biết vụ việc đã làm 3 người rơi xuống biển, 2 người được tìm thấy (trong đó có chủ tàu) nhưng đều đã tử vong, 1 người đang mất tích và khoảng 7 người khác bị thương đã được đưa tới bệnh viện cấp cứu.
Lăng mạ nhân viên sân bay, nữ đại úy công an bị đề nghị giáng cấp
Nữ cán bộ công an trong vụ việc là đại úy thuộc lực lượng CSGT trật tự cơ động - Công an quận Đống Đa. Ảnh cắt từ clip.
Chiều 24/9, Phó trưởng Công an quận Đống Đa, TP. Hà Nội cho biết, tính đến ngày 24/9 đã quá thời hạn đình chỉ công tác đại úy Lê Thị Hiền, cán bộ Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự - Phản ứng nhanh. Đại úy Hiền là người xuất hiện trong clip và có lời lẽ thô tục, khiếm nhã ở quầy làm thủ tục hành lý tại Tân Sơn Nhất (TP.Hồ Chí Minh) trước đó khiến nhiều người chứng kiến bức xúc.
“Chúng tôi đã đề xuất kỷ luật bằng hình thức giáng cấp bậc hàm đối với đại úy Hiền và hiện đang chờ Giám đốc Công an TP. Hà Nội quyết định xem giáng xuống cấp bậc hàm nào. Còn về mặt Đảng ủy, chúng tôi cũng đề xuất hình thức kỷ luật nghiêm và đang chờ Quận ủy trả lời”, vị phó trưởng công an quận Đống Đa thông tin và cho biết thêm, hiện tại, nữ cán bộ này đã tới cơ quan làm việc bình thường.
Trước đó, theo thông tin từ Cảng vụ Hàng không miền Nam, bà Lê Thị Hiền là hành khách trên chuyến bay VN248 từ TP.HCM đi Hà Nội vào lúc 15h30 ngày 17/8/2019.
Tại quầy làm thủ tục, gửi 4 kiện hành lý (tổng cộng 57kg) đủ tiêu chuẩn miễn cước (tổng trọng lượng miễn cước dành cho 3 hành khách là 60kg), hành khách này yêu cầu thủ tục viên gửi thêm 1 vali nặng 8kg nữa. Nhân viên làm thủ tục từ chối và đề nghị bà Hiền xách tay, nhưng bà Hiền đã không hợp tác với nhân viên hàng không và có hành vi to tiếng.
Sau khi nhận được thông tin, Đội An ninh trật tự có mặt yêu cầu bà Hiền hợp tác. Tuy nhiên, bà Hiền không hợp tác và tiếp tục chửi bới với những câu từ khó nghe. Khi mời về phòng làm việc, bà Hiền vẫn to tiếng và có hành vi chống đối lực lượng an ninh, cụ thể là xô đẩy, gây thương tích đối với nhân viên an ninh hàng không.
Ngày 23/8, sau khi sự việc được báo chí phản ánh, Công an quận Đống Đa) đã ra quyết định đình chỉ công tác 30 ngày đối với đại úy Lê Thị Hiền để kiểm điểm, làm rõ việc người này có hành vi, lời nói không chuẩn mực với nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất.
Nữ chủ shop giày Canavaro đăng tâm thư xin lỗi sau khi tát, dọa gọi giang hồ “đập” nữ sinh viên; Lễ tang Anh hùng phi công...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.