Khuyến cáo sau vụ cháy khủng khiếp ở Công ty Rạng Đông
Một vụ hỏa hoạn lớn vừa xảy ra tại Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông (phố Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội).
Vụ cháy bắt đầu từ khoảng 18h ngày 28/8 tại kho chứa hàng hóa bao gồm: Kho compact, kho bóng đèn huỳnh quang, kho phích, kho đèn bàn, vật tư nghành xưởng và một số kho xưởng nhỏ khác. Tổng diện tích nhà kho, xưởng bị cháy khoảng 6000m2. Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông cho biết, sau vụ cháy, ước tính ban đầu về thiệt hại tài sản khoảng 150 tỉ đồng, dưới 5% tổng tài sản công ty.
Hiện trường vụ cháy
Ngay sau khi nhận được tin báo cháy, Lãnh đạo ƯBND quận đã chỉ đạo Công an quận và các lực lượng chức năng phối họp triển khai các biện pháp nghiệp vụ tổ chức chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đối với các kho hàng của nhà máy và các hộ dân liền kề.
200 cán bộ chiến sỹ và 35 phương tiện các loại tham gia chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn đã được huy động để ứng cứu. Có 58 hộ dân với 213 nhân khẩu bị ảnh hưởng phải di dời ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Ngày 29/8, sau vụ cháy kinh hoàng, UBND phường Hạ Đình đã ra thông báo về việc xử lý vệ sinh môi trường sau cháy.
Theo thông báo, sau khi cháy còn tồn dư nhiều khói bụi, không khí nhiễm bẩn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Đơn vị này khuyến cáo người dân nên rửa mắt, rửa mũi, xúc miệng hằng ngày, đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà. Đặc biệt, không sử dụng thực phẩm, rau, hoa quả, trái cây, gia cầm, cá, lợn... được nuôi trồng trong vòng bán kính 1km kể từ tâm đám cháy trong 21 ngày tới. Tiêu hủy các loại rau, trái cây tự trồng trong vòng bán kính 500m.
Nên sơ tán trẻ nhỏ, người già, người ốm bệnh ra khỏi khu vực chịu ảnh hưởng của vụ cháy từ 1- 10 ngày nếu có thể. Các gia đình nên tự theo dõi sức khỏe cho các thành viên.
Cuồng phong nổi lên giữa Hà Nội, cây đổ hàng loạt, đè chết người
Cuối buổi chiều nay (29/8), một cơn mưa to kèm gió mạnh đã bất ngờ trút xuống TP.Hà Nội. Mưa lớn kèm theo gió giật mạnh đã khiến hàng loạt cây xanh bị quật ngã trên các tuyến phố, nhiều người quăng bỏ xe máy giữa đường tìm nơi tránh trú. Giao thông tắc nghẽn trên nhiều trục đường.
Clip: Cây đổ đè vào xe máy trên đường Hà Nam, quận Đống Đa, Hà Nội (ảnh, clip: Hoài Thu)
“Một cơn lốc xoáy như vòi rồng quật ngã cây gạo lớn. Đổ sập vào xe máy của 2 mẹ con đang di chuyển trên đường. Sau một lúc sau mọi người mới kéo đc 2 mẹ con ra. Rất may người không làm sao. Còn xe bị hư hỏng nặng”, một phụ nữ chứng kiến cảnh cây đổ cho hay.
Cây cổ thụ bật gốc tại đường Quảng Bá, đè chết người
Khoảng 17h, một cây si cổ thụ trên đường ven hồ Tây (quận Tây Hồ, Hà Nội) bật gốc đổ xuống đường, đúng thời điểm một nam thanh niên đi xe máy ngang qua. Vụ việc khiến nam thanh niên tử vong tại chỗ.
Thông tin ban đầu cho biết, nạn nhân là anh Nguyễn Hữu T (SN 1993, trú tại Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm).
Loại bỏ toàn bộ vỏ cây để đấu giá cây gỗ sưa từng được trả giá trăm tỷ ở Hà Nội
Chiều 29/8, ông Vũ Văn Tuyến - Trưởng thôn Phụ Chính (xã Hòa Chính, Chương Mỹ, Hà Nội) cho biết, vào lúc 8h sáng 12/9 sẽ diễn ra buổi đấu giá số gỗ sưa tại trụ sở UBND xã Hòa Chính. Các cá nhân tập thể sẽ đấu giá số gỗ theo phương thức trả giá từ thấp lên cao và đấu giá theo từng nhóm gỗ sưa.
Người dân trong thôn chặt hạ 2 cây gỗ sưa trong chùa Phụ Chính
Về hình thức đấu giá, sẽ đấu giá bằng cách bỏ phiếu trực tiếp nhiều vòng tại cuộc đấu giá cho đến khi không còn ai trả giá cao hơn. Người trúng đấu giá của mỗi nhóm gỗ là người có giá trả cao nhất cho 1kg gỗ của nhóm đó.
“Trước đó, phiên đấu giá số gỗ sưa ngày 4/7 đã không thể diễn ra do nhiều người dân, doanh nghiệp cho rằng việc người dân thôn để cả vỏ, rác bám thân cây gỗ sưa và bán với giá cao là không hợp lý. Tuy nhiên, sau đó, chúng tôi đã cùng người dân trong thôn thực hiện loại bỏ vỏ và rác, với số lượng khoảng 5 tạ. Hiện tại, toàn bộ số lõi gỗ sưa vẫn đang được bảo quản ở trong thùng container và có người trông nom cẩn thận”, ông Tuyến thông tin thêm.
Trước đó, hồi đầu năm, người dân thôn Phụ Chính cùng lực lượng chức năng bắt đầu chặt hạ 2 cây sưa trong chùa Phụ Chính. Đây là cây sưa từng được trả giá 100 tỷ đồng.
Bão số 4 giật cấp 11 tiến nhanh về phía đất liền, sơ tán khẩn cấp hàng vạn dân
Theo TT Dự báo KTTV Quốc gia, hồi 13 giờ chiều nay (29/8), bão số 4 đang ở ngay ở phía Nam đảo Hải Nam, cách đất liền các tỉnh Nghệ An-Quảng Trị khoảng 350km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 120km tính từ tâm bão.
Sáng sớm đến trưa mai (30/8), bão đi vào đất liền các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Bình với sức gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11, sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Vị trí và hướng di chuyển tiếp theo của bão số 4 – Podul. Ảnh: Trung tâm Dự báo KTTVQG.
Đến 13h ngày 30/8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở trên khu vực Trung Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9.
Từ hôm nay đến 31/8, ở các tỉnh Trung Bộ có mưa to đến rất to; từ ngày mai đến ngày 2/9 ở Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to; từ nay đến ngày 1/9 ở Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, Bắc Tây Nguyên mưa rất to.
Mưa lớn sẽ diễn ra trên diện rộng, nguy cơ xuất hiện lũ lớn trên các sông từ Thanh Hóa - Quảng Trị.
Hiện, các địa phương được dự báo nằm trong tâm bão số 4 – Podul đang triển khai các biện pháp ứng phó để giảm thiểu thiệt hại.
Nghệ An, Hà Tĩnh đang triển khai sơ tán gần 40.000 người dân ra khỏi vùng nguy hiểm, ảnh hưởng của tâm bão. Dự kiến, kế hoạch di dời người dân đến 23h tối nay (ngày 29/8) sẽ hoàn thành. Một số tỉnh khác trong vùng tâm bão đi qua cũng đã lên kế hoạch cấm biển từ ngày mai.
Sau khi vụ hỏa hoạn khủng khiếp qua đi, nhiều người dân ở gần nhà máy đã trở về nhà nhưng hiện trường chỉ còn lại...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.