Trần tình của người tham gia đánh nhân viên hàng không tại sân bay Thọ Xuân
Anh Lê Văn Nhị (SN 1977, ngụ xã Xuân Quang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) thừa nhận mình là 1 trong 3 người có liên quan đến vụ việc đánh nữ nhân viên hàng không tại Cảng hàng không (CHK) Thọ Xuân (Thanh Hóa).
Anh Nhị (ngoài cùng bên phải) là 1 trong 3 người tham gia hành hung nữ nhân viên hàng không Thọ Xuân.
Anh Thuận trần tình, anh có 2 lần túm tay, đưa điện thoại nhờ nữ nhân viên hàng không chụp ảnh hộ 3 anh em. Tuy nhiên, nữ nhân viên hàng không nói: "Tôi cho anh 3 giây để thả tay tôi ra". Vì câu nói đó nên đã gây nên bức xúc, dẫn ra sự việc trên.
Trước đó, khoảng 14h20 ngày 23/11, An, Nhị và Dũng đến cảng hàng không Thọ Xuân để tiễn người nhà đi chuyến bay VN1271 chặng bay Thanh Hoá - TP.Hồ Chí Minh dự kiến cất cánh lúc 15h05 cùng ngày.
Sau khi người nhà làm xong các thủ tục check-in, 3 đối tượng trên nhờ chị Lê Thị Giang, nhân viên hãng hàng không VietJet Air (đang làm nhiệm vụ kiểm soát hành lý tại khu vực sảng ga đi) chụp ảnh hộ, sau đó 3 đối tượng muốn chụp chung với chị Giang, nhưng chị Giang từ chối vì lý do công việc.
Do không được đáp ứng yêu cầu, nên các đối tượng trên đã to tiếng chửi, bới, hành hung chị Giang. Lúc đó, bà Lê Thị Hiền là đại diện hãng hàng không VietJet Air chứng kiến sự việc đã ra can ngăn thì bị Nhị tát vào mặt và đạp vào người.
Khi 2 nhân viên kiểm soát an ninh là Trịnh Ngọc Hoàn và Vũ Quốc Hội thực hiện nhiệm vụ tại vị trí ga tiến đến can ngăn thì bị Dũng đánh vào mặt. Lúc này, lực lượng an ninh hàng không phối hợp với tổ công tác của Công an huyện Thọ Xuân đã có mặt kịp thời và khống chế, bắt giữ 3 đối tượng.
Vũ “nhôm” có 2 tên gọi khác và 1 quốc tịch nước ngoài
Sáng 27/11, TAND TPHCM đưa Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”), Trần Phương Bình (Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á-DAB) và 22 bị cáo khác ra xét xử liên quan đến vụ án gây thiệt hại cho Ngân hàng Đông Á hơn 3.600 tỷ đồng.
Bị cáo Phan Anh Vũ bị dẫn giải tới tòa. Ảnh: Tiền Phong.
Tại tòa, bị cáo Phan Văn Anh Vũ trả lời HĐXX rằng, bản thân còn có 2 tên khác là Phan Văn Sáu và Trần Đại Vũ. Ngoài ra, bị cáo Vũ “nhôm” còn có 2 quốc tịch, một quốc tịch Việt Nam và một quốc tịch nước Antigua and Barbuda.
Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương thì Antigua and Barbuda là một quốc đảo nằm ở phía đông Caribe (châu Mỹ), có diện tích khoảng 440km2 với dân số chưa tới 100.000 người. Dù vậy, GDP của quốc gia này lên tới 1,5 tỷ USD, bình quân đầu người khoảng 17.500USD.
Dù ít người biết nhưng nơi này nổi tiếng trong giới “nhà giàu” với những khu nghỉ dưỡng sang trọng. Một điều kiện trở thành công dân Antigua and Barbuda là phải có khoản đầu tư từ 100.000 USD đến 1,5 triệu USD vào các dự án tại nước này.
Lão nông tố gian dối trên cao tốc tỷ đô chưa được khen thưởng
Thực hiện chỉ đạo của chính quyền huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), phòng Nội vụ huyện này tiến hành kiểm tra và xác minh để tham mưu đề xuất khen thưởng ông Phạm Tấn Lực (ở thôn Phú Lễ 2, xã Bình Trung), người đã gửi đơn tố cáo cho rằng đơn vị thi công gói thầu A3, dự án cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi có gian dối, sai phạm.
Ông Phạm Tấn Lực, người đã gửi đơn tố cáo cho rằng đơn vị thi công gói thầu A3, dự án cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi có gian dối, sai phạm.
Đến ngày 16/11 vừa qua, ông Nguyễn Tấn Thọ - Phó phòng Nội vụ huyện Bình Sơn đã ký văn bản kiến nghị (số 97/BC-PNV), gửi Huyện ủy và UBND huyện này, với nội dung "Việc khen thưởng nhằm động viên, biểu dương, khuyến khích người dân phát huy tinh thần giám sát. Tuy nhiên thành tích của ông Lực chưa được cơ quan có thẩm quyền kiểm chứng, kết luận; chính quyền địa phương chưa thống nhất đề xuất khen thưởng... ". Vì vậy Phòng Nội vụ huyện Bình Sơn đề nghị chưa khen thưởng cho ông Lực.
Được biết vào năm 2015, lão nông Phạm Tấn Lực được tuyển vào làm bảo vệ tại gói thầu A3-dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Tại đây, ông Lực chứng kiến đơn vị thi công nhiều lần thi công ẩu, gian dối nên nhiều lần phản ánh trực tiếp với các kỹ sư trên công trường nhưng bị bỏ ngoài tai.
Vì vậy ông Lực quyết định nghỉ việc và bắt đầu tìm hiểu, ghi chép và chụp ảnh lại những nghi vấn sai sót trong quá trình thi công gói thầu này, gửi đến nhiều cơ quan chức năng, chủ đầu tư và báo chí để tố cáo sai phạm.
Người "chủ xị" vụ giết khỉ, ăn óc sống rồi livestream khai gì?
Liên quan đến vụ việc giết khỉ, ăn óc sống rồi phát trực tiếp lên Facebook gây bức xúc sáng 27/11, ông Trương Quốc Hiến, Trưởng công an xã Hòa Hải, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, cho biết đơn vị này đã làm việc với 5 người đàn ông có liên quan.
Hình ảnh cá thể khỉ bị nhóm người trên chuẩn bị làm thịt. Ảnh: Người lao động.
Anh Phan Hợi (35 tuổi, người phát video trực tiếp lên trang Facebook cá nhân) khai rằng, vào tối ngày 16/11, trong lúc anh này đang đi trên đường Hồ Chí Minh, đoạn qua địa phận xã Phúc Đồng, huyện Hương Khê, thì thấy 1 bao tải để bên lề đường. Vì tò mò, anh này tới mở ra xem thì phát hiện bên trong có 1 con vật nghi là khỉ nhưng giống con voọc chà vá chân nâu nên đưa về nhà.
Anh Thái Văn Sáng (41 tuổi, chủ ngôi nhà xảy ra việc giết hại khỉ nêu trên) cho biết thêm, chiều ngày 17/11, anh này đang ở nhà thì thấy anh Hợi đưa con khỉ sang rồi gọi thêm 3 người ở nữa cùng xóm tham gia giết khỉ rồi tổ chức ăn nhậu.
Trưởng công an xã Hòa Hải cho biết, đơn vị này sẽ tiếp tục làm việc lại với 5 đối tượng trên để làm rõ trách nhiệm của từng người. Còn về nguồn gốc con khỉ có phải như lời khai của anh Hợi hay không thì cần phải có thời gian để đấu tranh làm rõ.
Trước đó, gần 1 tuần nay, trên trang Facebook của chủ tài khoản có tên Phan Hợi đăng tải 1 đoạn video clip phát trực tiếp dài khoảng 6 phút ghi lại hình ảnh một nhóm đàn ông tham gia giết hại 1 cá thể khỉ, lấy óc ăn sống, hòa tiết vào rượu để uống.
Ngay sau khi đoạn video clip được phát tán trên mạng xã hội đã gây ra sự phẫn nộ của dư luận về hành động của nhóm người này.
Danh tính nhóm người làm thịt khỉ, ăn óc sống rồi livestream lên mạng; Hàng loạt ô tô, xe máy ngâm nước sau trận mưa kỷ...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.