Theo Sở NNPTNT Ninh Thuận, tỉnh này là địa phương cuối cùng của cả nước công bố có dịch tả lơn châu Phi. Trước đó, ngày 28/8, đơn vị tiếp nhận thông tin phát hiện trại chăn nuôi của ông Đỗ Tấn Đức (Khu phố 1, thị trấn Tân Sơn, Ninh Sơn, Ninh Thuận) có 354 con lợn có biểu hiện bị bệnh. Mặc dù chủ trang trại đã cố gắng dùng thuốc để chữa, thế nhưng lợn tiếp tục bệnh và chết rải rác.
Cơ quan chức năng đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả, lợn chết bất thường của trang trại này dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi. Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Thuận đã phối hợp với địa phương tiến hành tiêu hủy toàn bộ số lợn chết và nhiễm bệnh tại trang trại trên.
Điều đáng lo ngại là, trang trại lợn kế bên hộ ông Đức cũng có những biểu hiện của bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Lực lượng chức năng đang lấy mẫu xét nghiệm virus dịch tả lợn châu Phi
Ông Trần Quốc Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đã trực tiếp xuống địa bàn xảy ra dịch bệnh chỉ đạo địa phương tập trung các biện pháp để phòng, chống dịch tả châu Phi. Đồng thời, khoanh vùng, tiến hành dập dịch không để lây lan ra diện rộng.
Bên cạnh đó, vận động người dân thực hiện 5 không (không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ tiêu thụ thịt lợn bệnh, thịt lợn chết; không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa cho lợn ăn mà chưa qua xử lý nhiệt).
Lực lượng chức năng và địa phương cũng sẽ thành lập các chốt kiểm soát vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn; thực hiện việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc cho các phương tiện đi từ vùng dich, vùng bị dịch uy hiếp và vùng đệm ra bên ngoài. Tổ chức kiểm soát, không để vận chuyển lợn con, lợn giống ra, vào vùng dich vùng bị dich uy hiếp để nuôi tái đàn khi chưa có hướng dẫn của cơ quan thú y. Tổ chức thường xuyên việc tiêu độc khử trùng
Như vậy đến nay, dịch tả châu Phi đã xảy ra trên tất cả 63 tỉnh, thành phố của cả nước và phải tiêu hủy hơn 4,5 triệu con lợn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.