Nóng trong tuần: Chủ tịch nước sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 23/10

Ngọc Phạm (tổng hợp) Chủ nhật, ngày 21/10/2018 20:11 PM (GMT+7)
Thời gian Chủ tịch nước tuyên thệ nhậm chức; Công an thông tin vụ siêu xe của ca sĩ Tuấn Hưng gặp nạn trên cao tốc;… là những thông tin “nóng” nhất tuần qua.
Bình luận 0

Tân Chủ tịch nước sẽ tuyên thệ nhậm chức ngày 23/10

img

Tổng Thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc: QH sẽ bầu Chủ tịch nước ngay đầu kỳ họp thứ 6.

Chiều 16/10, tiếp tục phiên họp thứ 28, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (QH) đã cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 6 của QH khoá XIV.

Theo Tổng Thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc, dự kiến tổng thời gian làm việc của kỳ họp thứ 6 là 24 ngày làm việc. Khai mạc ngày 22/10 và dự kiến bế mạc vào ngày 21/11.

Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, trên cơ sở nghiên cứu các ý kiến đóng góp, chương trình công tác của các vị lãnh đạo Đảng, nhà nước, tổng thư ký QH đã dự kiến điều chỉnh thứ tự, thời điểm xem xét một số nội dung cho phù hợp.

Theo đó, QH dự kiến sẽ bầu Chủ tịch nước ngay từ ngày đầu kỳ họp, khai mạc ngày 22/10, để thuận tiện cho việc trình QH các nội dung thuộc thẩm quyền và nếu được QH thống nhất bầu. Cũng theo kế hoạch, ngay trong ngày 23/10, tân Chủ tịch nước sẽ tuyên thệ nhậm chức.

Công an thông tin vụ siêu xe của ca sĩ Tuấn Hưng gặp nạn trên cao tốc

img

Hình ảnh siêu xe nát bét phần đầu sau vụ tai nạn. (Ảnh: Giang Nguyen Tung)

Siêu xe của ca sĩ Tuấn Hưng mất lái, đâm vào dải phân cách cứng trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Ban quan lý Cao tốc Nội Bài - Lào Cai cho biết, vụ việc xảy ra vào lúc 3h36 sáng 16/10 tại Km 52+100, đoạn thuộc địa phận TP.Việt Trì, Phú Thọ.

Vào thời điểm trên, siêu xe Ferrari mang BKS 51F - 88.988 lưu thông hướng Nội Bài - Lào Cai. Khi đến địa phận phường Kim Đức, TP.Việt Trì, xe đã mất lái đâm vào dải phân cách cứng trên cao tốc.

Phó Trưởng Công an TP.Việt Trì cho biết, vụ tai nạn không làm ai bị thương nhưng siêu xe nát bét phần đầu. Chủ siêu xe Ferrari được xác định là anh Nguyễn Tuấn Hưng, ở TP.Hà Nội (tức nam ca sĩ Tuấn Hưng).

Theo vị này, người điều khiển siêu xe Ferrari đã tự đâm vào dải phân cách cứng, không xảy ra va chạm với phương tiện nào khác.

Cao tốc 34.000 tỷ xuống cấp: Tiết lộ “hồ sơ điều tra” của các lão nông

img

Thắng lợi của các lão nông là khi có được bản vẽ công trình trong tay. (Ảnh: Văn Chương)

Cách đây 4 năm, một nhóm nông dân ở thôn Phú Lễ, xã Bình Trung, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi, do ông Phạm Tấn Lực (59 tuổi) đã khởi xướng, tự tổ chức đi giám sát cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, sau đó viết đơn khuyến nghị gửi đến các cơ quan chức năng.

Ban đầu, nhiều người cho rằng, việc làm của những lão nông này là “khùng”, công trình quốc gia thì đã có nhiều cơ quan giám sát và đã có nhà nước lo. Nhưng rồi sự vào cuộc quyết liệt của các lão nông đã khiến ngay trong nội bộ của nhà thầu quay sang ngầm ủng hộ họ. Lão nông Phạm Tấn Lực đã lập “đường dây nóng”, công khai số điện thoại và từ đó bắt đầu nhận được nhiều tin nhắn lạ từ công trường.

Có một tin nhắn mang nội dung đáng chú ý “mong anh và người dân địa phương cố gắng giám sát công trường, kiểm tra và báo cáo với các cơ quan cấp thẩm quyền về việc làm ăn gian dối của nhà thầu để đảm bảo chất lượng cho công trình của Việt Nam”; “nếu ông ấy không xử lý thì bác cứ gởi lên Bộ GTVT đôn đốc VEC phải làm”. Trong số các tin nhắn này, có cả thông tin khá nhạy cảm về những nhân vật là giám sát thi công cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi nhưng đã “đi đêm” với nhà thầu để bán đứng chất lượng.

Những lão nông chân đất mỗi ngày tiến lại gần công trường hơn. Thậm chí cán bộ kỹ thuật trên công trường đã tìm cách tuồn bản vẽ photo cho các lão nông để đối chiếu với các hạng mục ngoài thực địa. Lão nông Phạm Tấn Lực xem đây là một thắng lợi lớn. Vì từ trước đến nay chỉ nghe miệng nói, bây giờ có bản vẽ trong tay và bằng kiến thức của một người từng làm thợ xây dựng, ông Lực và các lão nông khác đã tìm ra một số manh mối như: Chân đế mặt cống đặt trên cao tốc mỏng hơn so với bản thiết kế.

Đại gia gỗ định giá bao nhiêu cho cây sưa từng được trả giá 100 tỉ đồng?

img

Cây sưa ở làng Phụ Chính đang có dấu hiệu của mục ruỗng, khô phần vỏ.

Mới đây, UBND TP.Hà Nội đã có văn bản gửi về huyện Chương Mỹ cho phép người dân thôn Phụ Chính (xã Hòa Chính) bán đấu giá cây sưa trên 130 năm tuổi. Cây sưa này có chiều cao khoảng trên 10m, đường kính trên 1m, cỡ 2 người ôm. Thời điểm sốt giá, cây sưa này từng được thương lái trả giá 100 tỉ đồng.

Năm 2010, một nhánh của cây sưa này bị gãy đổ và sau đó, người dân đem bán theo hình thức đấu giá cho một đại gia gỗ ở Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh) với giá 20,5 tỷ đồng.

Tuy nhiên, qua thời gian, cây sưa này đang có dấu hiệu chết dần, nhiều phần bị mục khô. Liệu nó có còn được định giá cao ngất ngưởng như trước nữa không? Về vấn đề này, ngày 15/10, ông Nông Văn Thắng (SN 1955) - người được mệnh danh là “vua sưa đất Bắc” đang sở hữu vườn sưa hơn 2.000 gốc ở huyện Hàm Yên, Tuyên Quang cho hay, hiện nay, dù đã hết sốt nhưng gỗ sưa trên thị trường vẫn có giá rất cao so với các loại gỗ khác.

Riêng về phần lõi, lõi sưa đỏ có đường kính từ 10 - 15cm có giá 2 - 3 triệu/kg; loại lõi 15cm trở lên có giá hơn 10 triệu/kg, loại lõi 40cm trở lên có giá 40 - 50 triệu/kg. Về cây sưa ở làng Phụ Chính (xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, Hà Nội), ông Thắng cho hay: “Cây sưa đã có dấu hiệu mục ruỗng nhưng đó chỉ là phần vỏ, còn phần lõi của cây khó mà bị mục. Dù chưa tận mắt chứng kiến nhưng dựa vào giá cả thị trường, tôi định giá cây sưa này rơi vào khoảng 50 tỉ đổ lại chứ không đến 100 tỉ”.

Tân Chủ tịch nước sẽ tuyên thệ nhậm chức ngày 23-10

Ngày 22-10, QH bắt đầu việc bầu Chủ tịch nước và tân Chủ tịch nước dự kiến tuyên thệ nhậm chức vào chiều ngày...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem