Nữ thái giám trong lịch sử Trung Quốc: Tịnh thân thảm khốc hơn cả nam

Thứ ba, ngày 15/03/2022 10:31 AM (GMT+7)
Các triều đại trong lịch sử Trung Quốc có tồn tại chức quan nữ thái giám, nhưng vì quá trình tịnh thân quá thảm khốc nên đã bị bãi bỏ.
Bình luận 0

Năm 495, Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế tiến hành cải cách chế độ phi tần hậu cung. Theo đó, ngoài việc xác định lại địa vị cụ thể của phi tần, các nữ thái giám cũng nhận được nhiều quyền lợi hẳn hoi.

Lịch sử Trung Quốc từng tồn tại NỮ THÁI GIÁM, quá trình tịnh thân thảm khốc hơn cả nam - Ảnh 1.

Nữ thái giám thật sự có tồn tại trong lịch sử của các vương triều cổ đại Trung Quốc. Ảnh: Sohu

Nữ thái giám thật sự có tồn tại trong lịch sử của các vương triều cổ đại Trung Quốc, chỉ là quá trình tịnh thân của họ còn khủng khiếp hơn cả nam thái giám thông thường.

Như chúng ta được biết, thái giám được xem là một chức quan trong triều đình, điều đặc biệt là họ phải tịnh thân thì mới được nhập cung.

Nam thái giám tịnh thân là để tránh gây hỗn loạn trong hậu cung, không để những chuyện trái luân thường đạo lý xảy ra giữa đàn ông và đàn bà vì hậu cung là nơi sinh sống của phi tần, Hoàng hậu.

Nam thái giám tịnh thân thì còn có thể hiểu, nhưng nữ thái giám vì sao lại phải tịnh thân? Ý nghĩa sự tồn tại của họ là gì?

Thật ra, chế độ nữ quan đã tồn tại từ thời kỳ Tiên Tần. Theo "Sử ký" ghi chép, trong hậu cung của Chu Thiên Tử (nhà Chu), ngoài vương hậu ra thì tất cả phi tần đều là nữ quan, đều có nhiệm vụ phải xử lý.

Vì vậy, phi tần trước thời Bắc Ngụy mặc dù có địa vị Hoàng thất và lương bổng vàng bạc thì vẫn phải làm công việc của cung nữ.

Đương nhiên, họ không cần phải trực tiếp động tay làm việc, mà chỉ huy nô tì dưới trướng để hoàn thành nhiệm vụ theo ý mình.

Thế nhưng chế độ này tồn tại một vấn đề. Đó là việc để phi tần vừa làm nữ quan bận bịu tối ngày vừa vẫn đảm bảo thời gian trang điểm, chăm chút nhan sắc để hầu hạ Hoàng đế quả là chuyện không thể toàn vẹn.

Đó chính là lý do khiến Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế cải cách chế độ phi tần.

Hiểu Văn Đế quy định, tất cả phi tần không còn quyền quản lý các phòng của hậu cung để toàn tâm toàn ý hậu hạ Hoàng đế, tránh trường hợp "một dạ hai lòng", phục vụ quân vương không đến nơi đến chốn.

Ngoài ra, tăng cường hệ thống nữ quan ở các phòng của hậu cung như Nội ty, Thái ty, Nữ thượng thư,... Các nữ quan này phải được lựa chọn theo tiêu chí năng lực làm việc xuất sắc, thông minh tài giỏi.

Chế độ này truyền đến thời Đường Tống thì phát sinh một vấn đề mới.

Vì có thể tiếp xúc với Hoàng đế nên không ít nữ quan lợi dụng tài năng và nhan sắc của mình để trở thành "phụng hoàng". Như thế thì chốn hậu cung vốn đã loạn thì càng trở nên rối rắm hơn vì ai cũng muốn bản thân nhận được sủng hạnh của đế vương.

Thế là vào thời Đường, nữ thái giám đã xuất hiện và trở nên thịnh hành. Rất nhiều nữ quan đều phải chịu "cung hình", hay còn gọi là quá trình tịnh thân.

Cung hình của nữ khác với nam. Trong "Thức thiếu lục" có ghi lại: "Nam thì thiến, nữ thì phong kín".

"Nam thiến" chính là tịnh thân, trở thành người đàn ông không có cơ quan sinh dục.

Vậy thì "nữ phong kín" là sao? Quá trình thực hiện như thế nào?

Theo "Kiệt thạch thặng đàm" của Vương Triệu Vân (nhà Minh) có ghi: Nữ phong kín chính là dùng vật cứng đấm vào vùng ổ bụng của người phụ nữ cho đến khi một vật rơi xuống, không còn khả năng sinh sản (sa tử cung). Ngoài ra, còn phải cắt đi hai vú, hoàn toàn mất hết đặc điểm của nữ giới.

Vì quá trình tịnh thân của nữ quan vô cùng tàn nhẫn nên đến triều Thanh thì chế độ này bị bãi bỏ.

Cứ như thế, trải qua hơn 200 năm tiếp theo, cộng thêm không hề xuất hiện nhân vật nổi trội nên hậu nhân rất ít biết về lịch sử Trung Quốc từng có nữ thái giám.

PV (Theo Pháp luật và Bạn đọc)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem