Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ngày 15/12, Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận (TP.HCM) đưa vụ án xe Mercedes tông nữ tiếp viên hàng không Vietnam Airlines và tài xế GrabBike xảy ra vào cuối tháng 1/2020 (tức mùng 6 Tết) ra xét xử.
Theo cáo trạng, sáng sớm 30/1, Nguyễn Trần Hoàng Phong (32 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) điều khiển ô tô Mercedes chở 4 người khác, khi đến trước số 123 Hồng Hà (quận Phú Nhuận) thì lao sang đường tông vào xe máy GrabBike do ông Lê Mạnh Thường (54 tuổi) chở nữ tiếp viên hàng không
Tai nạn khiến ông Thường tử vong, chị Hường bị thương tật 79%.
Nữ tiếp viên hàng không Bích Hường bị thương tật 79% sau tai nạn cho biết, cuộc sống của chị trong 1 năm qua khổ đến mức sống không bằng chết
Theo cáo trạng, chiếc xe mà Phong sử dụng gây tai nạn là xe Phong dùng bằng lái giả, CMND giả để đi thuê. Thời điểm xảy ra tai nạn, tốc độ của xe là 84km/h (tốc độ tối đa quy định trong khu đông dân cư là 50km/h). Kết quả kiểm tra chất ma túy sau khi xảy ra tai nạn, xác định Phong dương tính.
Đến tham dự phiên tòa, hình ảnh bị hại nữ tiếp viên hàng không xinh đẹp với đôi chân chi chít sẹo phải chống nạng khiến nhiều người chứng kiến không khỏi xót xa.
Tại phiên xét xử, nữ tiếp viên mong muốn được tòa xét xử công bằng, minh bạch để trả lại công bằng cho bản thân và tài xế GrabBike đã mất.
Nữ tiếp viên cho biết, ký ức kinh hoàng về vụ tai nạn luôn ám ảnh trong đầu chị suốt thời gian qua. Chị muốn quên đi nhưng không quên được, nỗi đau về thể xác và tinh thần luôn xuất hiện trong chị, nhất là khoảnh khắc chị bị xe Mercedes hất lên trời, rồi rơi xuống đất.
“Tôi bị thương tích 79%, đã trả qua 4 lần phẫu thuật và tiếp tục phẫu thuật trong thời gian tới. Cuộc sống của tôi không đi lại bình thường được. Hiện tại, tôi bán hàng online để lo cho gia đình”, nữ tiếp viên hàng không chia sẻ thêm.
“Vụ tai nạn khiến tôi không đi đứng như người bình thường, đi phải có nạng. Trước đây tôi là người rất yêu đời, thích bay nhảy và rất yêu công việc tiếp viên hàng không vì đó là công việc mơ ước. Giờ tôi giống như người tàn tật, từ bỏ công việc mơ ước không được làm nữa, con cái, lo rất nhiều thứ, gánh nặng tài chính, sức khỏe, mất mát rất nhiều thứ. Cuộc sống của tôi như đi vào ngõ cụt sau tai nạn”, chị Hường kể.
Theo bị hại Hường, trong thời gian nằm viện, bị hại có thuê 2 người chăm sóc vì bản thân chỉ nằm một chỗ không thể tự lo cho cá nhân. Sau khi xuất viện về nhà, bị hại thuê thêm người chăm sóc một thời gian.
Chị Hường cho biết trong suốt thời gian nằm viện điều trị và đến trước phiên xét xử, gia đình bị cáo Phong không đến hỏi thăm, chia sẻ. Tại phiên xét xử, nữ tiếp viên mong muốn được tòa xét xử công bằng, minh bạch để trả lại công bằng cho bản thân và tài xế GrabBike đã mất.
Bị cáo Nguyễn Trần Hoàng Phong
Vị luật sư được chị Hường ủy quyền trình bày với tòa yêu cầu bị cáo Phong bồi thường hơn 1,4 tỉ gồm chi phí trả người chăm sóc, bồi thường thu nhập thực tế, bồi thường thiệt hại do chưa hồi phục sức khỏe, chi phí nuôi con nhỏ...
Đối với trường hợp của tài xế GrabBike đã mất, người thân của nạn nhân yêu cầu được bồi thường số tiền hơn 477 triệu đồng.
Trả lời HĐXX, bị cáo Phong cho biết đồng ý bồi thường nhưng không biết ở nhà mẹ bị cáo có tiền không.
Tại phiên tòa, luật sư bào chữa cho bị cáo Phong đề nghị bồi thường ban đầu cho mỗi bị hại là 50 triệu đồng. Tuy nhiên, cả 2 gia đình bị hại không đồng ý.
Bà Trần Hoàng H.M (mẹ của Phong) khóc tại tòa. Bà cho biết chồng đã mất, bà có 3 người con và Phong là con đầu. Trước xảy ra tai nạn, Phong là nguồn thu nhập chính của gia đình, sau sự việc gia đình gặp khó khăn lớn về tài chính và không đủ khả năng bồi thường. Bà M nói một mình bà chạy đôn đáo để thăm hỏi, bồi thường cho gia đình 2 bị hại. Nhưng từ đầu, cả 2 gia đình bị hại không chấp nhận mức bồi thường 150 triệu (cho 2 bên) và không cho vào thăm nên bà vẫn chưa thể đền bù từ đó đến nay.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.