Hình ảnh "núi" nham thạch đỏ rực, sôi sục khiến nhiều người thất kinh
"Núi" nham thạch hình vòm đỏ rực trong bức ảnh cao khoảng 20m. Điều đáng kinh ngạc là bất chấp những gì mắt bạn nhìn thấy trong bức ảnh, "núi" nham thạch này không nổi trên mặt nước biển.
"Núi" nham thạch mà bạn ngỡ nổi trên mặt nước thực chất là kết quả từ vụ phun trào ở khu vực rạn nứt phía đông của núi lửa Kilauea trên đảo lớn, Hawaii. "Núi" dung nham nổi lên giữa biển khơi tạo thành hình vòm đối xứng hoàn hảo.
Vòm dung nham xuất hiện trong vụ phun trào Mauna Ulu, trên đảo lớn Hawaii. Đợt phun trào kéo dài suốt 5 năm, từ tháng 5.1969 đến tháng 7.1974.
Đó là vụ phun trào lâu nhất, lớn nhất ở sườn phía đông núi lửa Kilauea trong ít nhất 2.200 năm. Vụ phun trào kéo dài 1.774 ngày tạo ra khoảng 350 triệu m3 dung nham đủ để lấp đầy 140.000 bể bơi Olympic.
"Núi" dung nham thường xuất hiện khi bọt khí hình thành nhanh và mở rộng trong lớp đá nóng chảy, thúc đẩy dòng dung nham phun ra ngoài. Thông thường, tháp dung nham có chiều cao từ 10 - 100 mét, thậm chí có một số trường hợp cao tới 500 mét.
Bình luận về "núi" dung nham, người dùng Twitter Kathie Brinks viết: "Vừa ấn tượng vừa đáng sợ".
Vui lòng nhập nội dung bình luận.