Nước lũ về

  • Mùa nước nổi năm nay, ở thượng nguồn biên giới An Giang, nước về sớm hơn so với những năm trước. Trên các cánh đồng thuộc khu vực biên giới thuộc xã Phú Hội, huyện An Phú, nước đã về tràn đồng, một màu trắng xóa. Nước về cá cũng theo về. Đây cũng là lúc những phiên chợ nổi đặc biệt nơi đây được tổ chức.
  • Vụ thu đông năm nay là mốc thí điểm huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) thực hiện xả lũ 50% diện tích trên địa bàn và sản xuất theo quy trình “2 năm, 5 vụ”. Chủ trương này được người dân ủng hộ và bày tỏ phấn khởi dù giá nếp cuối vụ hè thu khá hấp dẫn. Nhiều năm duy trì việc xả lũ theo chu kỳ “3 năm, 8 vụ”, nông dân cũng mong chờ việc mở đồng đón lũ sớm hơn để vệ sinh đất ruộng, bồi tụ phù sa, hạn chế dịch bệnh… cho những vụ sản xuất kế tiếp đạt năng suất hơn.
  • Dù nước lũ về trễ hơn năm trước 1 tháng, nhưng sau khi tràn đồng, hàng trăm hộ dân tại các huyện đầu nguồn bắt đầu mưu sinh thu về những mẻ cá đầu tiên.
  • Trung bình, mùa nước nổi ở miền Tây kéo dài khoảng 3 tháng, không những mang lại phù sa cho ruộng đồng mà còn có cả nguồn lợi thủy sản như cá, tôm, cua, rắn...đáng kể. Tuy nhiên, đáng ngại vài năm trở lại đây, nguồn lợi thủy sản mùa nước nổi cứ ít dần...
  • Có một loài rau (mà cũng là một loài hoa) vô cùng mạnh mẽ. Đó là hoa súng. Hoa súng mạnh mẽ như cái tên của chính mình. Và, hoa súng cũng đầy dung dị, hiền hòa nên người người cứ thích gọi là bông. Trước con lũ về trắng đồng, bông súng vươn lên nở tràn mặt nước cặp kè cùng điên điển, cá linh tạo nên nhiều món ngon mùa nước nổi đồng bằng.
  • Cơn mưa kéo dài từ đêm 25.6 đến sáng 26.6 khiến nước từ đầu nguồn đổ về ngày càng nhiều. Dọc con sông Kỳ Cùng chảy qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn, rất đông người dân buông cần, văng chài bắt cá.