Nuôi ba ba gai
-
Ông Lê Chiến Thắng, 66 tuổi, xóm 5, xã Tràng Đà (TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang) còn nuôi ba ba gai kết hợp thả các loại cá đặc sản như cá chiên, cá quất. Nhờ nguồn nước sạch, thức ăn đầy đủ, cách phòng trị bệnh đúng khoa học, đàn ba ba, cá đặc sản của gia đình ông luôn phát triển tốt.
-
Nhiều người ví đàn ba ba gai đang nuôi dưới ao của gia đình Lê Hồng Dũng ở thôn Dương, xã Yên Dương, huyện Ý Yên (tỉnh Nam Định) là đàn "thuỷ quái" bởi con nào con nấy to bự lộc ngộc. Cũng nhờ nuôi ba ba gai mà ông Dũng từ nghèo trở nên hộ giàu có ở địa phương.
-
Trao đổi với DANVIET.VN, ông Trương Văn Cảm cho hay, với 1 ao vỏn vẹn chưa đến 1 sào nhưng khi chuyển từ nuôi cá sang nuôi ba ba gai khổng lồ, gia đình ông khá giả hẳn lên. Mô hình nuôi ba ba gai khổng lồ của gia đình Cảm ở xã An Bình, huyện Kiến Xương (Thái Bình).
-
Nuôi đàn ba ba gai, đàn rùa câm trong bể xi măng là nghề giúp tăng thu nhập của không ít hộ nông dân xã Thiệu Hợp, (huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Nhờ nuôi ba ba gai, rùa câm trong bể xi măng mà nhiều gia đình ở xã Thiệu Hợp có thu nhập cả 100 triệu đồng/năm.
-
Sau nhiều năm tự mày mò làm thử nghiệm, ông Trần Đức Sao, trú tại thôn Bổng Điền Bắc, xã Tân Lập, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) cuối cùng cũng thành công với cách làm lạ mà hay. Đó là thả nuôi cá Koi và ba ba trên cùng một ao. Hai loài này không chỉ chung sống hòa bình mà còn cho thu nhập cao. Hay hơn nữa là mô hình này phù hợp với điều kiện hoàn cảnh gia đình neo người.
-
Đã 20 năm nay, kể từ khi người dân đầu tiên tại xã An Bình, huyện Kiến Xương (tỉnh Thái Bình) du nhập và đưa con ba ba gai về nuôi. Chính từ hiệu quả kinh tế mang lại mà số hộ nuôi ba ba gai đã ngày càng tăng. Nghề nuôi ba ba gai đã giúp người dân An Bình thu lời hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
-
Nuôi ba ba gai từ nhiều năm nay là nghề mang lại thu nhập cao và đã trở thành nghề chính của nhiều nông dân huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Điển hình như hộ ông Nguyễn Văn Nghị, thôn Văn Hưng, xã Cát Thịnh có thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm nhờ nuôi ba ba gai sinh sản.
-
Trên vùng đất trũng “chiêm khê, mùa úng” xã Yên Dương (huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định), anh Lê Hồng Dũng, 42 tuổi ở xóm Tây đã thành công với nghề nuôi ba ba gai. Nhờ nuôi loài ba ba “khổng lồ” này, gia đình anh Dũng có thêm thu nhập hơn nửa tỷ đồng mỗi năm.
-
Ông Phạm Bá Bắc sinh năm 1963, bản Panh (xã Chiềng Xôm, TP.Sơn La, tỉnh Sơn La) nuôi hàng nghìn con ba ba gai dưới ao bèo. Với những con ba ba gai to "khổng lồ", nhiều người nói vui là ông Bắc nuôi “thủy quái” trong ao bèo bán chạy như tôm tươi. Ông là một trong những hộ đi đầu trong việc nuôi ba ba gai giữa lòng TP. Sơn La, mỗi năm thu lãi khoảng 400 triệu đồng.
-
Nắm bắt được nhu cầu thị trường ưa chuộng các loại thịt từ con đặc sản, như: nhím, ba ba gai, rùa câm, lợn rừng... nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn đầu tư để phát triển. Tuy nhiên, 2 năm gần đây, việc tiêu thụ con đặc sản rất khó khăn, trầy trật, giá rớt thảm, rùa câm đang từ 25-27 triệu đồng/kg rớt xuống còn 5-7 triệu đồng/kg...