Nuôi dày đặc loài cá "hoa hoét", bắt bán hàng chục tấn mỗi vụ

Huỳnh Hận (Cổng TTĐT huyện Trà Cú) Thứ tư, ngày 06/05/2020 19:30 PM (GMT+7)
Cựu chiến binh Ngô Văn Quý năm nay 76 tuổi, ở ấp Sà Vần B, xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú (tỉnh Trà Vinh) là một trong những tấm gương hội viên sản xuất giỏi, nỗ lực vượt khó vươn lên với mô hình nuôi cá thác lác cườm dày đặc để tạo thu nhập kinh tế cho gia đình.
Bình luận 0

Năm 1961, ông Ngô Văn Quý lên đường nhập ngũ, làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất nước 30/4/1975, CCB Ngô Văn Quý xuất ngũ trở về địa phương làm việc tại  Phòng Lương thực, Phòng  Nông nghiệp và Phòng Thương nghiệp huyện Trà Cú (tỉnh Trà Vinh).

Nuôi dày đặc loài cá "hoa hoét", bắt bán hàng chục tấn mỗi vụ - Ảnh 1.

Cá thác lác cườm đã nuôi được 4 tháng trong ao của gia đình ông Quý.

Đến năm 1989, do điều kiện sức khỏe không đảm bảo nên được nghỉ hưu trước tuổi. Trong những năm đầu gặp không ít khó khăn, dù chăm chỉ lao động nhưng thu nhập của gia đình ông vẫn không đủ để trang trải cuộc sống. Với ý chí và lòng quyết tâm thay đổi hoàn cảnh khó khăn của gia đình, ông Ngô Văn Quý tận dụng lợi thế nhà nằm bên dòng kênh 3 tháng 2 để đầu tư phát triển nghề nuôi cá thác lác cườm.

Sau nhiều năm nỗ lực kiên trì và tâm quyết với nghề nuôi cá thác lác cườm đến nay, gia đình ông Ngô Văn Quý năm nay 76 tuổi, ở ấp Sà Vần B, xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú (tỉnh Trà Vinh) đã có thu nhập kinh tế khá cao. Và cũng từ đó ông đã mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích ao nuôi loài cá thác lác cườm.

Hiện nay gia đình ông Quý có trên 10 ao nuôi cá lác lác cườm với tổng diện tích hơn 10.000 mét vuông. Dẫn chúng tôi tham quan các ao nuôi loài cá thác lác cườm, ông Ngô Văn Quý chia sẻ những kinh nghiệm nuôi cá thác lác mà ông đã tích góp được trong nhiều năm qua.

Theo ông Quý, đối với con cá thác lác cườm dễ nuôi hơn cá lóc, ít bị bệnh, việc thay cấp nước trong tháng đầu tiên thả cá thác lác cườm giống khoảng từ  2 - 3 tuần thì mới thay nước một lần. Do trong ao có nuôi cá thác lác cườm có thả nuôi ghép cá sặc rằn xử lý cặn bã của đáy ao nên ít bị ô nhiễm nguồn nước.

Có thể nói, ông Ngô Văn Quý là một trong những người đầu tiên ở xã Ngọc Biên áp dụng mô hình nuôi cá thác lác cườm bằng thức ăn công nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao. Với chi phí đầu tư thức ăn, con giống thuốc cho 1 kg cá  thác lác cườm khoảng từ 45.000 – 47.000 đồng.

Hiện nay, gia đình ông Quý mỗi năm xuất bán hàng chục tấn cá thác lác cườm. Với giá bán cá thác lác cườm ra thị trường hiện nay sau khi trừ chi phí ông thu lợi nhuận bình quân mỗi tháng hơn 10 triệu đồng.

Cũng theo ông Ngô Văn Quý, giá cá thác lác cườm thời điểm trước Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020 từ 55.000 - 60.000 đồng/kg. Hiện nay giá cá thác lác cườm giảm còn 49.000 - 50.000 đống/kg, nguyên nhân là do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Có thể nói mô hình nuôi cá thác lác cườm của gia đình ông Ngô Văn Quý là một trong những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi; đồng thời, đây cũng là một những mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu như hiện nay ở khu vực ĐBSCL.
Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem