-
Xây dựng thành công mô hình chăn nuôi rắn hổ mang với chất lượng tốt, bảo đảm vệ sinh môi trường, giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương là kết quả thực hiện Dự án chăn nuôi rắn của Hội Nông dân xã Đồng Ích, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
-
Đang lúc đói nghèo, cơm không đủ ăn nhưng nhờ thuần hóa được con rắn độc, người dân đổi đời. Như nhà ông Quảng, sau 2 năm nuôi rắn, ông ôm vàng ròng đi sắm “siêu xe”, mua chiếc tivi đen trắng cho cả làng tới xem.
-
"Mạo hiểm" đem giống rắn hổ trâu, hổ mang về nuôi trong nhà, anh Nguyễn Văn Thịnh (SN 1985) trú tại thôn 5, xã Cẩm Quang (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đút túi hơn 100 triệu đồng mỗi năm.
-
Nói đến rắn, mà lại rắn độc ai cũng sợ "lạnh sống lưng", nhưng với lão nông Nguyễn Văn Nhuần ở thôn 5, xã Cẩm Quang (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) lại là câu chuyện khác. Vượt qua nỗi sợ hãi, bằng tất cả kỹ năng của mình, mỗi năm lão nông chất phác đút túi hơn 100 triệu đồng từ những loài rắn độc này.
-
Một milligram độc tố của rắn cạp nia trưởng thành có thể giết chết hơn một chục người.
-
Bước chân vào khu hầm nuôi rắn hổ mang bành của gia đình cựu chiến binh Đào Tiến Phong, thôn Xóm Làng, xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) nhiều người không khỏi ớn lạnh bởi tiếng phì phì phát ra từ miệng những con rắn độc "khổng lồ, dài ngoẵng". Ấy thế mà ông Phong đã "làm bạn" với đàn rắn độc này hơn 10 năm và cũng nhờ nuôi loài mãng xà cực độc này mà giờ ông thành triệu phú.
-
Vượt lên trên những khó khăn ở làng quê thuần nông, anh Bạch Đình Thi ở xã Động Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đã thử nghiệm và thành công với mô hình nuôi rắn hổ mang kịch độc, mang lại nguồn thu nhập 150 – 200 triệu/năm.
-
Gắn bó gần 20 năm, ông Bạch Đình Chuân ở xóm Làng Mạ, xã Động Đạt (Thái Nguyên) đã nếm trải đủ thăng trầm, cay đắng ngọt bùi của nghề nuôi rắn hổ mang-loài mãng xà cực độc. Loài bò sát không chân này có thể đem đến cho gia đình ông thu nhập 200-300 triệu/năm, nhưng cũng có thể khiến ông ròng rã mấy năm "nuôi báo cô" chỉ lấy công làm lãi...