Nuôi trùn quế

  • Ra trường với tấm bằng đại học loại ưu, thay vì tìm việc đúng chuyên ngành của mình thì chàng kỹ sư trẻ Mai Thế Tâm (25 tuổi, ở ấp 4, phường Tiến Thành, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) lại về quê “nghịch đất, bốc phân” nuôi trùn quế để làm giàu.
  • Để giải quyết bài toán phế phẩm, chất thải trong quá trình chăn nuôi bò, anh Nguyễn Phong Phú, ngụ ấp Long Hòa 1, xã Long Kiến, huyện Chợ Mới (An Giang) đã phát triển mô hình nuôi trùn quế. Mô hình bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đáng kể vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
  • Đó là mô hình mô hình chăn nuôi khép kín của gia đình anh Nguyễn Văn Đức, ấp Gò Đá, xã Mỏ Công, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Với gà thả vườn, mỗi tháng anh bán 3 tấn gà thịt và hơn 1.000 gà giống mang về doanh thu 300 triệu đồng. Mô hình khép kín trồng cỏ chăn nuôi bò sinh sản, trùn quế và gà thả vườn đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • Ông Nguyễn Lợi Đức (Sáu Đức) 67 tuổi, ngụ xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn, An Giang nổi tiếng là người sở hữu đàn bò nhiều nhất tỉnh với hơn 600 con; có trong tay 60 ha chuối Nam Mỹ và thành công với mô hình nuôi trùn quế.
  • Người dân tỉnh An Giang rất quen thuộc với chuyện làm ăn của ông Nguyễn Lợi Đức (Sáu Đức) 67 tuổi, ngụ xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn bởi ông vốn nổi tiếng là người chuyên cung cấp lúa giống sạch bệnh, chất lượng cao; là người sở hữu đàn bò nhiều nhất tỉnh với hơn 600 con; có trong tay 60 ha chuối Nam Mỹ đang cho thu hoạch....Ông Đức cũng đã và đang rất thành công với mô hình nuôi trùn quế.
  • Bà Nguyễn Thị Thanh, thường trú tại ấp Vĩnh Lạc, xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang là một trong những người đầu tiên ở địa phương nuôi trùn quế thành công nhờ chịu khó nghiên cứu, học hỏi về kỹ thuật chăm sóc.
  • Mai Thế Tâm (SN 1994) ở ấp 1B, xã Tiến Thành thị xã Đồng Xoài (Bình Phước) tốt nghiệp đại học chuyên ngành môi trường. Thay vì tìm việc làm đúng chuyên ngành tại các công ty, doanh nghiệp, Tâm lại bỏ về quê xin ba mẹ đầu tư cho mình 1 trang trại nuôi trùn quế và sản xuất phân bón vi sinh.
  • Trịnh Thanh Hiền (sinh năm 1991) ở Ấp 1, thị trấn Long Phú, huyện Long Phú (Sóc Trăng) chân tình kể: “Ban đầu, em nuôi trùn quế trong khuôn viên đất chỉ chừng 5m2. Người thân trong gia đình ai cũng nghĩ là em nuôi chơi thôi chứ không nghĩ trùn quế có thể bán kiếm tiền”. Sau khi trừ chi phí, mỗi tháng, Hiền lời được khoảng 10-13 triệu đồng từ việc bán phân trùn, trùn giống và trùn đông lạnh...
  • Vì đam mê nông nghiệp sạch, chị Nguyễn Thị Thu Hường, ấp Xóm Mới, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi (TP.HCM) từng bị cả gia đình “từ mặt” khi dám bán đi căn nhà biệt thự tại trung tâm Sài Gòn, dồn tiền chỉ để về ngoại thành lọ mọ chăn dê, chăn bò, trồn nấm...như nông dân. Giấc mơ làm nông nghiệp sạch, làm giàu từ nông nghiệp sạch của chị Hường giờ đã dần trở thành hiện thực...Tới trang trại, nhiều du khách khi biết chuyện liền gọi chị là "Hoa hậu quý bà" bán nhà mặt phố về làm nông dân.
  • Lấy trùn quế làm đối tượng trung tâm của quy trình nuôi trồng khép kín, anh Trương Hữu Thuận (quận Cái Răng, TP.Cần Thơ) đã xây dựng một trang trại quy mô, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp hữu cơ của rất nhiều nông dân ở miền Tây.