Ở độ cao 24.000 mét, phi công máy bay U-2 của Mỹ nguy hiểm thế nào?

Thứ bảy, ngày 03/04/2021 14:32 PM (GMT+7)
Các máy bay do thám U-2 của quân đội Mỹ thường hoạt động ở độ cao trên 24.000 mét. Ở độ cao này, phi công cần được cung cấp ô-xy hoàn toàn chứ không thể tự hít thở được.
Bình luận 0
Ở độ cao 24.000 mét, phi công máy bay U-2 của Mỹ nguy hiểm thế nào? - Ảnh 1.

Các phi công điều khiển máy bay do thám U-2 thường hoạt động ở độ cao trên 24.000 mét. Khi U-2 ra đời, đây cũng là độ cao lớn nhất mà một loại máy bay quân sự có thể vươn tới được. Nguồn ảnh: BI.

Ở độ cao 24.000 mét, phi công máy bay U-2 của Mỹ nguy hiểm thế nào? - Ảnh 2.

Để giải quyết vấn đề dưỡng khí cho phi công khi hoạt động ở độ cao này nhiều tiếng đồng hồ, trong môi trường nhiệt -30 độ và có áp suất rất thấp, quân đội Mỹ đã quyết định sử dụng khí oxy lỏng. Nguồn ảnh: BI.

Ở độ cao 24.000 mét, phi công máy bay U-2 của Mỹ nguy hiểm thế nào? - Ảnh 3.

Khí oxy lỏng được sử dụng làm dưỡng khí cho phi công điều khiển máy bay U-2 cũng chính là loại oxy lỏng được sử dụng trong công nghệ... động cơ tên lửa. Nguồn ảnh: BI.

Ở độ cao 24.000 mét, phi công máy bay U-2 của Mỹ nguy hiểm thế nào? - Ảnh 4.

Điều này có nghĩa là bình dưỡng khí của phi công điều khiển máy bay U-2 cực kỳ dễ phát nổ do khí oxy nguyên chất là một chất rất dễ cháy. Nguồn ảnh: BI.

Ở độ cao 24.000 mét, phi công máy bay U-2 của Mỹ nguy hiểm thế nào? - Ảnh 5.

Việc chuẩn bị khí oxy lỏng cho phi công lái máy bay do thám U-2 cũng không phải là việc dễ dàng, chỉ đôi chút sai sót cũng có thể biến toàn bộ bình chứa oxy lỏng - hay thậm chí là nguyên chiếc U-2 trở thành một quả bom thực sự. Nguồn ảnh: BI.

Ở độ cao 24.000 mét, phi công máy bay U-2 của Mỹ nguy hiểm thế nào? - Ảnh 6.

Dung dịch này cũng cần phải được bảo quản trong điều kiện tốt nhất, bất cứ sai sót nào khi sang chiết, vận chuyển hay bảo quản oxy lỏng có thể khiến phi công bị mất dưỡng khí hoặc ngộ độc oxy trong quá trình bay. Nguồn ảnh: BI.

Ở độ cao 24.000 mét, phi công máy bay U-2 của Mỹ nguy hiểm thế nào? - Ảnh 7.

Hiện tại, Không quân Mỹ vẫn cung cấp khoảng 500 gallons (hơn 1600 lít) oxy lỏng mỗi tuần cho các chuyến bay huấn luyện trên máy bay U-2. Nguồn ảnh: BI.

Ở độ cao 24.000 mét, phi công máy bay U-2 của Mỹ nguy hiểm thế nào? - Ảnh 8.

Trong quá khứ, máy bay do thám U-2 từng là "cái gai" trong mắt Liên Xô khi người Mỹ có thể ra, vào không phận của họ một cách dễ dàng mà toàn bộ không quân Liên Xô cùng phòng không nước này đều không thể với tới độ cao hơn 24.000 mét được. Nguồn ảnh: BI.

Ở độ cao 24.000 mét, phi công máy bay U-2 của Mỹ nguy hiểm thế nào? - Ảnh 9.

Các phi công máy bay do thám U-2 có trình độ và khả năng không kém gì một phi công vũ trụ, họ hoạt động trong môi trường cực kỳ khắc nghiệt và chỉ một sai sót nhỏ trên chiếc U-2 có thể khiến họ mất mạng. Nguồn ảnh: BI.

Ở độ cao 24.000 mét, phi công máy bay U-2 của Mỹ nguy hiểm thế nào? - Ảnh 10.

Mỹ đã chế tạo tổng cộng tới 104 chiếc máy bay do thám loại này. Mỗi chiếc khi ra đời có giá vào khoảng 950.000 USD vào năm 1955 - tương đương với khoảng 9,1 triệu USD tỷ giá ngày nay. Nguồn ảnh: BI.

Ở độ cao 24.000 mét, phi công máy bay U-2 của Mỹ nguy hiểm thế nào? - Ảnh 11.

Trong Chiến tranh Việt Nam, Mỹ cũng nhiều lần sử dụng máy bay do thám U-2 thăm do bầu trời miền Bắc Việt Nam, tìm kiếm nhà tù nơi ta giam giữ phi công hoặc các trận địa phòng không của ta để chỉ điểm cho không quân đánh phá. Nguồn ảnh: BI.


 

Tuấn Anh (Theo Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem